Quyết không được ngạo mạn và hãy tu tập để trưởng thành, không để thua
bất cứ anh hùng hào kiệt nào.
Ông Munisai không còn nói gì được với kiếm thuật của con trai. Nhưng là
người cha ông lo lắng với khí chất mạnh mẽ của nó, cho dù có giỏi như thế
nào nhưng vạn nhất có gì xảy ra thì nguy to. Nghĩ rồi Bèn gửi Shichi no
Suke vào chùa Sho An Ji ở làng Sho An, cho tu tập bên cạnh trưởng lão
Taizan là chỗ thân tình với ông. Và lúc này Yoshioka Shichi no Suke đổi tên
thành Yoshioka Heima. Heima là đứa con hiếu thuận nên quyết không thể
cãi lời cha, bèn đến tu tập bên trưởng lão Taizan. Đây cũng là lúc Miyamoto
Musashi tiếp xúc với Chân Ngôn Mật Giáo . ( Mật Tông, một trong ba tông
phái chính của Phật Giáo, thịnh hành ở các xứ Ấn Độ, Tây Tạng)
Phần ba: Nhóm muời lăm tên áo tím ( Nguyên văn: Murasaki Baori
Jugonin gumi)
Từ thời Chiến Quốc tại Nhật Bản kéo dài cho đến những năm Kan Ei là thời
kỳ võ nghệ phát triển rực rỡ. Vì vậy mà các võ sĩ giang hồ từ khắp nơi kéo
đến võ đường Yoshioka thách đấu không ngày nào là không có. Thời đó có
một bọn mười lăm tên võ sĩ giang hồ ăn mặc giống nhau, áo tím và Hakama
(phần quần ) trắng vùng Kokura điểm hoa văn đen, đến các võ đường dạy
kiếm thách đấu rồi phá phách. Người ta gọi chúng là nhóm mười lăm tên áo
tím, thủ lãnh là tên Arima Kihei Jinobu Kata thân cao hơn thước, là một
danh nhân của phái đánh gậy Shinden Arima Ryu. Ngoài ra hắn còn đắc ý
về tài dùng Kusari gama ( một loại vũ khí có nguồn gốc từ nông cụ, một
đầu là lưỡi hái đựơc cột dây xích có thể ném ra xa thu kiếm đối phương ,
móc lại và chặt tay nêú đối phương không chịu buông kiếm ). Đây là kẻ có