- Nghe nói Musashi là danh nhân sử song kiếm, ta cũng muốn gặp.
Rồi chúa Kiyomasa dẫn Musashi vào thành Osaka yết kiến Thái Cáp Điện
Hạ. Lúc bấy giờ có Watanabe Kuranosuke là bậc anh hùng hào kiệt bên
cạnh Thái Cáp ngỏ ý muốn tỉ thí với Musashi. Watanabe là bậc anh hùng
dũng sĩ vào sinh ra tử nơi chiến trường, võ công không phải hạng tầm
thường nhưng nếu lấy kiếm đạo, kiếm thuật mà xét thì không thể nào bằng
được Musashi. Chỉ vừa mới đấu được hai, ba hiệp mà Watanabe đã bị đánh
thối lui. Các bậc anh kiệt khác thấy vậy cũng không thể làm ngơ. Tất cả lần
lượt ra tỉ thí nhưng chẳng ai đương đầu nổi. Thái Cáp ngài ngự thưởng mỹ
tài năng của Musashi thì rất đỗi vui mừng mà hỏi han nhiều điều. Lúc bấy
giờ Musashi mới kể lại đầu đuôi câu chuyện Ganryu , Hideyoshi nghe xong
rồi phán.
- Ganryu thật là kẻ bỉ ổi. Nhưng khanh không cần phải lang bạt tìm kiếm
hắn. Việc này hãy để ta xử trí.
Rồi Thái Cáp cho người vẽ lại hình dung tướng mạo Ganryu, tuổi tác rồi
truyền đi khắp các nước chư hầu trong toàn Nhật Bản. Kả nào dám bao che
chứa chấp Ganryu bị phát giác thì bị bắt tội mổ bụng, cả họ tộc đều bị đoạt
quan tước, chức vụ. Kẻ nào vô tình không biết mà chứa chấp Ganryu thì sẽ
bị tịch thu phân nửa lãnh địa. Vì thế mà khắp các vùng chư hầu đều xôn xao
lo sợ. Vì đây là mệnh lệnh của Thái Cáp nên chẳng ai dám trái lời. Lúc bấy
giờ Thiên Hoàng ở Tokyo chỉ giữ vị trí tượng trưng còn thực quyền đều
nằm trong tay Thái Cáp cả. Cái lệ nước Nhật từ ngàn xưa đến giờ vẫn thế.
Giới quý tộc Hoàng Cung luôn bị giới võ gia lấn áp. Nhưng lệnh nghiêm đã
ban ra mà mãi vẫn không tìm ra tung tích Ganryu đâu cả. Tuy Ganryu là võ
sĩ, nhưng hễ bị bắt được là phải chịu trói dẫn về Osaka hoặc là Kumamoto.
Danh dự người võ sĩ không cho phép hắn phải chịu mối nhục như thế, nên
lúc này đã đổi tên thành Hozan và ẩn dấu tung tích. Vì thế mà lệnh tuy
nghiêm nhưng vẫn không bắt được hắn.