Đến thời Edo thì Koudan bắt đầu mở rộng và đề tài của nó không chỉ có
những chuyện quân sự hay chính trị nữa. Những nhân vật không tên thuộc
tầng lớp bình dân đã đi vào Koudan với những chuyện hết sức bình thường
như một ngày nặng nhọc của người thợ mộc,... Tuy nội dung giản dị nhưng
vẫn thu hút người nghe qua tài sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của Koudan
shi. Lúc bấy giờ diễn giả thường kể chuyện ở góc đường nơi chợ búa nên
còn được gọi là Tsuji Koushaku hay Machi Koushaku. Nhưng nhiều câu
chuyện quá dài khiến người nghe mỏi mệt. Vì thế đã hình thành nên những
cơ sở hạ tầng như dãy ghế dài cho người ngồi nghe, dựng lều chắng gió,
che mưa nắng. Thời kỳ hưng thịnh nhất của Koudan là khoảng thời gian
cuối Edo đến thời Minh Trị. Lúc này có khoảng năm, sáu trăm người làm
nghề Koudan shi và có những dinh thự to lớn để Koudan shi kể chuyện. Tới
những năm Taisho, Showa, Heisei thì Koudan đã đi vào thời kỳ suy vi. Hiện
tại chỉ có khoảng bảy mươi người hành nghề này và không có một địa điểm,
hội trường cố định như trước. Nữ giới chiếm một phần ba trong số Koudan
shi hiện nay. Hiện nay những Koudan shi này đã liên kết với nhau lập ra
một hiệp hội về Koudan.
Ngày nay Koudan không còn được thịnh hành như trước là vì nhiều lý
do. Nguyên nhân chính là : quá khó để trở thành Koudan shi và tốn rất
nhiều thời gian để tu luyện trước khi vững vàng bước vào nghề. Đây cũng
chính là nguyên nhân khiến những cái "nghệ" truyền thống khác của Nhật
Bản ngày càng có ít người theo. Một yếu tố khác nữa có lẽ là sự xuất hiện
của nhiều phương tiện truyền thông giải trí hiện đại.
Tuy thế ngày nay lại thấy một hướng mới của Koudan. Số là một số ký
giả báo chí đi xem Koudan cảm thấy hứng thú đã ghi lại những lời kể
chuyện này và đóng thành sách. Những quyển sách như vậy lại được nhiều
người ưa chuộng đến nỗi ngày nay đã hình thành một thể loại " Koudan
viết" nghiêng nhiều về văn chương hơn.
Koudan : Miyamoto Musashi vốn được diễn giả Ito Ryocho diễn trước
chiến tranh Thế Giới thứ hai, sau được Koudansha đóng thành sách xuất