“Hãy nhìn quang cảnh giữa nơi đây và mỏ dầu – một thảm họa môi
trường đang xảy ra trước mắt và dường như không ai thèm quan tâm,” José
tiếp tục.
“Đây là rừng mưa nhiệt đới Amazon. Không nên có những đồng cỏ rộng
lớn.”
Tôi nhìn ra những đồng cỏ một lần nữa. José nói đúng. Hàng năm, tôi
vẫn đi qua những vùng đất này kể từ lần đầu tiên tới dòng sông – vậy mà
làm sao tôi lại bỏ qua chi tiết ấy? Khi nghĩ về nạn phá rừng, tôi luôn hình
dung ra một khu đất hoang cằn đầy bùn, những con đường mòn vì máy kéo
và những gốc cây trơ trụi – không phải những đồng cỏ uốn lượn như tranh.
Không thể tin được tôi đã không thấy những gì ở ngay trước mặt. Một cảm
giác buồn nôn giận dữ cuộn lên trong lòng tôi.
José hơn 40 tuổi một chút và đã làm việc tại các mỏ dầu ở khắp Peru.
Anh có phong thái ung dung, thái độ vui vẻ dễ khiến người khác có ấn
tượng sai lầm là anh không suy nghĩ chín chắn. “Điều khó chịu là mọi
người vẫn dễ dàng ghét bỏ các công ty dầu mỏ, như thể chúng tôi chỉ muốn
tàn phá thiên nhiên. Người ta không nhận ra trong bốn mươi năm qua,
phong trào nhà môi trường toàn cầu đã thay đổi cách thức chúng tôi làm
việc. Chúng tôi được giám sát và phải chịu trách nhiệm về những sơ suất
nhỏ nhất – nhưng những kẻ chiếm đất và ‘những nông dân chăn gia súc’
biến mất ngay khi họ gặp rắc rối. Những tên tội phạm này xâm phạm rừng,
săn trộm động vật và đốn hạ những cây lớn giá trị. Chúng bán những thứ
này với giá rẻ mạt, rồi tưới xăng, đốt rừng cho đến khi chẳng còn lại gì!
Khi cỏ mọc trở lại, chúng thả vài con bò trên các “đồng cỏ”. Đó là một
chiến lược kinh doanh khôn ngoan nhưng hoàn toàn vô lương tâm – chúng
không phải đối mặt với hậu quả! Nếu cứ tiếp tục làm vậy, những khu rừng
nguyên sinh duy nhất còn sót lại sẽ là các công viên quốc gia và các mỏ
dầu được bảo hộ trong rừng Amazon.”
“Các mỏ dầu?” tôi hỏi.
“Một công ty đang hoạt động có thể gặp rắc rối lớn nếu không tuân thủ
từng chữ trong các nghị định thư về môi trường,” José nói. “Trước khi khai