Bản ngã không bao giờ được thoả mãn. Cho nên người bản ngã là
người rất không vị kỉ. Nhớ lấy điều ngược đời này: người bản ngã là
người rất không vị kỉ, bởi vì người đó không bao giờ được thoả mãn.
Người vô bản ngã là người rất vị kỉ bởi vì người đó được thoả mãn.
Người đó đạt tới phúc lạc.
Câu hỏi thứ ba
Hàng ngày thầy đều tới với tay khoanh lại, mỉm cười, và cùng cách
đó thầy quay về sau bài nói. Ý nghĩa của cử chỉ này là gì vậy?
Tôi nói, tới mỉm cười, đi mỉm cười. Đó là ý nghĩa của như lai -
tathagata: vậy tới, vậy đi. Để việc tới và đi này chỉ là nụ cười, không
gì bản chất hơn nụ cười. Nụ cười là điều phi bản chất nhất trên thế
giới. Bạn không thể bắt giữ được nó; nó tuột đi, nó lảng tránh, không
thể nói ra được. Để cuộc sống của bạn chỉ là nụ cười. Tới mỉm cười,
đi mỉm cười.
Và, tất nhiên, khoanh tay, bằng không thì ai đó có thể bị tổn thương.
Nếu bạn mỉm cười mà tay không khoanh lại, bản ngã của ai đó có
thể bị tổn thương. Người đó có thể nói, 'Anh ngụ ý gì vậy? Cười tôi
sao?' Cho nên chỉ để bảo vệ để khỏi có bất kì hiểu lầm nào...
Nhưng đừng cố gắng làm cho nó thành cử chỉ trống rỗng, bởi vì nụ
cười giả dối là một trong những điều nguy hiểm nhất để học. Đừng
bao giờ cười giả dối, bởi vì một khi bạn bắt đầu mỉm cười giả dối,
bạn sẽ quên mất cách mỉm cười chân thực. Đừng bao giờ làm biến
chất nụ cười của bạn. Bằng không nó chỉ là việc giả vờ, và là việc
giả vờ rất nguy hiểm; không chỉ bạn đang lừa dối người khác, bạn
có thể tự lừa chính bản thân mình.
Để nụ cười của bạn bắt nguồn từ trống rỗng bên trong của bạn, để
cho nó tới từ chính cốt lõi của cái vô ngã của bạn và lan toả khắp
xung quanh bạn. Để cho nó giống như bông hoa tới từ chính gốc rễ,
nhựa cây chạy từ rễ tới chính đỉnh và hoa. Để cho nụ cười của bạn
tới từ chính cốt lõi tồn tại đích thực của bạn. Nó không nên được tô
vẽ.
Tôi đã nghe:
Mới đây một người Do Thái mộ đạo và cao tuổi đã làm cho con
mình ngạc nhiên. Họ nghĩ ông ấy đã cải đạo sang Ki tô giáo, bởi vì