mất đi - lần nữa chúng có đó. Bởi vì chẳng cái gì bị mất cả, mọi thứ
cứ tích luỹ lại.
Khi bạn đi tới một điểm mà bạn không thể tìm thấy được cái gì, thế
thì bạn đã đi tới bản thể mình. Bản thể không giống như một tầng;
bản thể đơn giản là không gian, không gian thuần khiết. Bản thể đơn
giản là trống rỗng.
Phật gọi bản thể này là không hiện hữu, ông ấy gọi nó là vô ngã -
anatta. Phật nói nếu bạn thấy bản thân mình, thế thì phải có tầng
nào đó vẫn còn lại. Khi bỗng nhiên bạn đi tới điểm bạn không thể tìm
thấy bản thân mình - bạn hiện hữu, mà bạn không thể tìm thấy bản
thân mình - thế thì bạn đã về tới nhà. Và điều này có thể được đạt
tới chỉ bằng nỗ lực.
Đây là khuôn khổ của ông ấy. Từ mai chúng ta sẽ bắt đầu đi vào
trong phương pháp luận của ông ấy - các con đường của thiền, con
đường của kỉ luật bên trong; con đường về cách siêu việt lên trên
bản ngã, con đường về cách siêu việt lên tất cả. Đó là lí do tại sao
tôi lại gọi loạt bài nói này là 'Kỉ luật của siêu việt'. Nhưng đây là
khuôn khổ của ông ấy.
Thông thường bạn đứng trên bờ sông. Thế thì bạn không thể hi
vọng được, thế thì bạn ở trong trạng thái vô vọng. Nếu bạn trở thành
dự lưu, nếu bạn đi vào dòng chảy, đó là điều tôi gọi là tính chất
sannyas. Với tính chất sannyas bạn trở thành dự lưu - bạn đi vào
dòng chảy, bạn lấy dũng cảm, bạn lấy cú nhảy. Đó là cú nhảy lượng
tử từ bờ vào dòng chảy. Chúng rất gần, nhưng chúng khác biệt hoàn
toàn.
Bờ chẳng bao giờ đi đâu cả. Nó không có sự trưởng thành, nó
không bao giờ chuyển động. Nó tĩnh tại, tù đọng, cũ rích, chết. Và
bên cạnh là luồng chảy của dòng sông, đang đi tới đâu đó.
Nếu cuộc sống của bạn không đi tới đâu cả, bạn đang đứng trên bờ.
Đi vào dòng chảy và bắt đầu cuộc hành trình đi. Cuộc sống của bạn
bắt đầu thay đổi, biến đổi. Bạn bắt đầu biến thái, biến hình. Và từng
khoảnh khắc những tầm nhìn mới mở ra cánh cửa của chúng cho
bạn. Một ngày nào đó dòng sông đạt tới đại dương. Ngày đó bạn trở
thành a la hán, bạn tan biến vào trong đại dương.
Trước hết là dự lưu (tu đà hoàn), thế rồi tới nhất hoàn (tu đà hàm),
thế rồi bất hoàn (a na hàm), thế rồi a la hán. Đây là các trạng thái.