Chương 2. Phép màu vĩ đại nhất
Câu hỏi thứ nhất
Ai đó hỏi một thiền sư, 'Phép màu lớn nhất trên thế giới này là gì?'
Thầy đáp, 'Ta đang ngồi đây một mình với ta.' Ý nghĩa của chuyện
ngụ ngôn này là gì?
Nó không phải là chuyện ngụ ngôn đâu, nó đơn giản là sự kiện.
Nhìn thẳng vào trong nó. Không có nhu cầu tìm kiếm bất kì ý nghĩa
nào. Nó cũng giống như bông hồng vậy - một phát biểu đơn giản.
Nếu bạn bắt đầu tìm nghĩa, bạn sẽ bỏ lỡ nghĩa của nó. Nghĩa có đó,
hiển nhiên; không có nhu cầu tìm nó. Khoảnh khắc bạn bắt đầu tìm
nghĩa cho những sự kiện đơn giản như vậy, bạn vẩn vơ vào các triết
lí, bạn tạo ra siêu hình. Và thế thì bạn cứ đi mãi, và bạn đi xa khỏi
sự kiện.
Đó là một phát biểu đơn giản. Thiền sư này nói, 'Ta đang ngồi đây
một mình với bản thân ta.' Đây là phép màu vĩ đại nhất. Ở một mình
là thành tựu lớn lao nhất. Người ta bao giờ cũng cảm thấy nhu cầu
về người khác. Có nhu cầu mênh mông về người khác bởi vì cái gì
đó bị thiếu bên trong chúng ta. Chúng ta có lỗ lổng trong bản thể
mình; chúng ta nhét vào lỗ hổng đó sự hiện diện của người khác.
Người khác bằng cách nào đó làm cho chúng ta đầy đủ, bằng không
thì chúng ta không đầy đủ.
Không có người khác chúng ta không biết mình là ai, chúng ta mất
đi cá tính của mình. Người khác trở thành tấm gương và chúng ta
có thể nhìn khuôn mặt của mình trong đó. Không có người khác
chúng ta bỗng nhiên bị ném về chính bản thân mình. Không thoải
mái lớn, bất tiện nảy sinh, bởi vì chúng ta không biết mình là ai. Khi
chúng ta một mình chúng ta đang trong một nhóm rất kì lạ, một
nhóm rất ngơ ngác. Chúng ta không biết chúng ta đang ở với ai.
Ở cùng người khác, mọi sự là rõ ràng, được xác định. Chúng ta biết
tên, chúng ta biết hình dạng, chúng ta biết đàn ông hay đàn bà -
người Hindu, người Ki tô giáo, người Ấn Độ, người Mĩ - có những
cách nào đó để xác định người khác. Làm sao bạn xác định bản
thân mình?