Một lời kinh rất có ý nghĩa. Điều thứ nhất Phật nói: Buông xuôi! Điều
cơ sở nhất là: buông xuôi theo thực tại. Bạn càng tranh đấu, bạn
càng xung đột với nó, bạn sẽ càng tạo ra chướng ngại. Bạn càng
tranh đấu với thực tại, bạn sẽ càng là người thua. Tất nhiên, qua
tranh đấu bạn có thể đạt tới bản ngã, bạn có thể trở thành một bản
ngã rất mạnh, nhưng bản ngã của bạn sẽ là cản trở.
Phật nói:
Những người theo Đạo nên cư xử như mẩu gỗ trôi giạt theo dòng
chảy.
Họ phải hoàn toàn buông xuôi theo dòng sông cuộc sống, hoàn toàn
buông xuôi theo dòng sông của sự tồn tại. Trong buông xuôi sâu
sắc, bản ngã biến mất. Và khi bản ngã không có đó, lần đầu tiên bạn
trở nên nhận biết về cái bao giờ cũng có đó.
Bản ngã vận hành như tấm khăn bịt mắt bạn. Bản ngã giữ bạn mù
quáng; nó không cho phép bạn thấy chân lí. Nó tạo ra quá nhiều
khói và lửa có khuynh hướng bị mất đi trong khói. Bản ngã giống
như quá nhiều mây đen quanh mặt trời - mặt trời mất tăm. Không
phải là mây có thể phá huỷ được mặt trời, nhưng chúng có thể che
khuất mặt trời.
Những người theo Đạo nên cư xử như mẩu gỗ...
... họ nên trở thành mẩu gỗ trôi giạt. Bạn có quan sát mẩu gỗ trôi
theo dòng sông không? - không ý tưởng gì của riêng mình, thậm chí
không cố gắng đạt tới đâu cả, thậm chí không biết dòng sông này đi
đâu. Nếu sông đi về phương bắc, mẩu gỗ đi về phương bắc. Nếu
sông đi về phương nam, mẩu gỗ đi về phương nam. Mẩu gỗ hoàn
toàn hài hoà với dòng sông. Việc hài hoà với dòng sông này là điều
buông xuôi tất cả là gì.
Nhưng ý tưởng về việc trở thành mẩu gỗ trôi giạt lại không hấp dẫn.
Mọi người tới tôi và họ nói: "Xin giúp chúng tôi, Osho, để có sức
mạnh ý chí hơn nữa. Xin giúp chúng tôi để trở nên tự tin hơn. Sao
chúng tôi bỏ lỡ sức mạnh ý chí? Làm sao chúng tôi có ý chí mạnh
hơn?"
Mọi người - nếu bạn quan sát bên trong mình, bạn sẽ thấy cùng
ham muốn đó ẩn kín ở kia: làm sao có sức mạnh ý chí hơn. Mọi
người đều muốn trở thành toàn năng, toàn trí, toàn diện; mọi người