nghiên cứu về vị phật. Trong thực tế, lỗi là ở nhà phân tâm, vì chư
phật bao giờ cũng tồn tại.
Khi Carl Gustav Jung tới phương Đông, đã có vị phật sống - Raman
Maharshi - nhưng ông ấy lại không tới gặp ông này. Thậm chí người
ta đã gợi ý cho ông ấy, nhiều người bạn đã gợi ý cho ông ấy, rằng
ông ấy nên đi, nhưng ông ấy lại không đi. Có thể một nỗi sợ hãi tinh
vi rằng tri thức của ông ấy sẽ tỏ ra vô tích sự ở đó, một bản ngã nào
đó rằng ông ấy là nhà phân tâm lớn - sao ông ấy phải đi tới người
nào?
Nhưng chư phật chắc chắn không tới phòng thí nghiệm của bạn,
bạn sẽ phải tới họ. Bạn sẽ phải lại gần họ một cách kính trọng để
hiểu họ. Họ không định tới nằm trên tràng kỉ nhà bạn. Bạn sẽ phải
phát triển những phương pháp khác, bạn sẽ phải phát triển những
cấu trúc khác, để hiểu họ. Và nếu bạn không tới, họ cũng không
lúng túng - tâm lí học chịu thiệt.
Tâm lí học vẫn còn ở mức bệnh hoạn. Nó thậm chí chưa ở mức con
người bình thường.
Chẳng hạn, nếu bạn hỏi nhà phân tâm, "Ông nói gì về Mahavira -
bởi vì ông ấy đã vứt quần áo đi và trở thành trần trụi?" thì chắc chắn
họ sẽ nói, "Ông ấy là một kiểu bệnh tinh thần nào đó. Nhiều người
điên cũng chịu cùng chứng đó." Hay, "Ông ấy là kẻ thích phô
trương, ông ấy muốn trưng bầy thân thể trần truồng của mình cho
mọi người - một kẻ trái thói dục."
Điều đó có đúng với Mahavira không? Và bất kì điều gì họ nói, họ
đều nói sau nghiên cứu lâu dài - nhưng họ đã nghiên cứu người
điên. Và họ đúng! Cái sai tới chỉ bởi vì họ kéo căng hiểu biết của
mình quá xá. Mahavira hay dứt tóc, ông ấy sẽ không tới thợ cạo -
bởi vì ông ấy nói, "Thậm chí phụ thuộc vào thợ cạo cũng là phụ
thuộc." Cho nên khi tóc quá dài thì ông ấy chỉ dứt chúng và vứt đi.
Bây giờ bạn đến hỏi nhà phân tâm xem ông ấy nói gì. Ông ấy sẽ nói,
"Đây là một loại điên khùng. Có những người điên cứ dứt tóc mình
ra." Bạn có thể cũng đã quan sát rằng khi vợ bạn phát điên, cô ấy
bắt đầu dứt tóc - trở nên giận dữ và muốn bứt tóc mình ra. Sự gàn
dở nào đó - và họ cũng phải! Vậy mà lại không phải. Hiểu biết của
họ vẫn còn ở mức bệnh hoạn.