KỶ LUẬT CỦA SIÊU VIỆT - TẬP 3 - Trang 89

Não không phải là tâm trí. Cũng dường như một hôm nào đó tôi đã
đi và bạn vào phòng tôi và bạn nghiên cứu cái phòng; và bạn cố

gắng tìm ra xem người đã sống trong căn phòng này thuộc kiểu
người gì, loại người gì. Tâm trí là vị khách, bộ não là người chủ. Khi

tâm trí đã đi, bộ não bị bỏ lại. Bộ não chỉ là căn phòng bạn vẫn sống
trong đó. Nếu bạn nghiên cứu từ bên ngoài, bạn có thể mổ xẻ,

nhưng bạn sẽ chỉ thấy bộ não, không thấy tâm trí. Và nghiên cứu bộ
não không phải là nghiên cứu tâm trí.
Tâm trí là khó nắm bắt, bạn không thể giữ nó trong tay mình được.

Bạn không thể buộc nó vào trong ống nghiệm. Cách duy nhất để biết
nó là biết nó từ bên trong, từ quan sát cái ngã của bạn. Bạn càng trở
nên nhận biết, bạn càng có thể quan sát tâm trí mình nhiều hơn -

vận hành tinh tế của nó. Vận hành này cực kì phức tạp và đẹp. Tâm
trí là hiện tượng phức tạp nhất trên trái đất, việc nở hoa tinh tế nhất

của tâm thức. Nếu bạn muốn thực sự hiểu tâm trí là gì, bạn sẽ phải
tách bản thân mình ra khỏi tâm trí, và bạn sẽ phải học cách chỉ là

nhân chứng. Đó là điều thiền tất cả là gì.
Tâm lí học có thể trở nên có ích cho tôn giáo, nhưng thế thì tâm lí
học sẽ phải thay đổi cực kì nhiều. Thay đổi triệt để sẽ là cần thiết.

Và tâm lí học sẽ phải trở nên ngày một mang tính thiền hơn, hướng
nội hơn; và tâm lí học sẽ phải lắng nghe nhiều về phương Đông,

lắng nghe những thiền nhân vĩ đại - Patanjali, Phật, Mahavira. Nó sẽ
phải lắng nghe hiểu biết của họ.
Một điều nữa tôi muốn bạn lưu ý, nhớ đinh ninh trong đầu: tâm lí học
đã phát triển qua nghiên cứu tâm trí bệnh hoạn. Điều đó nữa cũng là

cái gì đó không thể nào tin nổi, lố bịch. Tâm lí học đã phát triển qua
việc nghiên cứu về người loạn thần kinh, người bệnh tinh thần,

người tinh thần phân liệt - tâm trí ốm bệnh. Bởi vì ai đến nhà phân
tâm? Người lành mạnh chẳng bao giờ tới nhà phân tâm cả. Nếu bạn

mạnh khoẻ, tới nhà phân tâm để làm gì? Bạn chỉ tới khi cái gì đó đi
sai, bạn chỉ tới khi bệnh tật nào đó choán lấy tâm trí bạn. Khi bạn

không bình thường, thế thì bạn tới nhà phân tâm. Thế rồi ông ta
nghiên cứu cái tâm trí bệnh hoạn này. Bằng việc nghiên cứu tâm trí
bệnh hoạn đó ông ta đi tới những kết luận nào đó. Những kết luận

này chỉ áp dụng được cho tâm trí ốm yếu. Chúng không áp dụng
được cho tâm trí bình thường, và chắc chắn không áp dụng cho tâm

trí đã vượt ra ngoài tâm trí. Họ không nói gì về vị phật cả. Họ không
thể nói được. Cả Freud, lẫn Jung, lẫn Adler đều chưa bao giờ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.