chiếu cái thực. Cái thực trở nên bị bóp méo. Có thể có trăng tròn
trên trời, nhưng bây giờ hồ không có khả năng phản chiếu điều đó.
Trăng sẽ vẫn được phản chiếu, nhưng theo cách bị bóp méo. Nó sẽ
được phản chiếu trong hàng nghìn mảnh. Nó sẽ không là một thực
thể thống nhất; nó sẽ không được bình tĩnh, hoà nhập. Nó sẽ không
là một. Thực tại là một. Nhưng bây giờ hồ sẽ phản chiếu hàng triệu
trăng; toàn thể bề mặt của hồ có thể được rót đầy bàng bạc. Mọi
nơi, toàn trăng là trăng - nhưng điều này là không đúng. Chân lí là
một: khi tâm trí phản chiếu nó, nó trở thành nhiều; khi tâm thức phản
chiếu nó, nó là một.
Tâm thức không mang tính Hindu giáo không Mô ha mét giáo không
Ki tô giáo. Nếu bạn là người Hindu bạn vẫn trong tâm trí, bị bóp
méo. Nếu bạn là người Mô ha mét giáo bạn là trong tâm trí, bị bóp
méo. Một khi tâm trí đã được lắng đọng và sóng không còn đó nữa,
bạn đơn giản là tâm thức - không tính từ nào được gắn với nó,
không điều kiện nào được gắn với nó. Và thế thì chân lí là một.
Thực tế, ngay cả nói rằng chân lí là một cũng không đúng - bởi vì
một là có nghĩa chỉ trong ngữ cảnh của nhiều. Chân lí là một tới mức
ở phương Đông chúng ta chưa bao giờ gọi nói là 'một'; chúng ta gọi
nó là 'bất nhị', không hai.
Tại sao chúng ta đã chọn cách nói vòng khi gọi nó là 'không hai'?
Chúng ta muốn nói rằng khó mà nói nó là một, bởi vì một ngụ ý hai,
ba, bốn. Chúng ta đơn giản nói 'không hai'. Chúng ta không nói nó là
gì, chúng ta đơn giản nói nó không là gì. Không có 'nhiều' trong nó -
có vậy thôi. Chúng ta phải diễn đạt nó thông qua việc phủ định, bằng
việc nói rằng nó không là hai. Nó là một thế và nó là một mình thế;
chỉ nó tồn tại và không cái gì khác. Nhưng điều đó được phản chiếu
trong tâm thức khi tâm trí không còn đó nữa. Khi tôi nói 'tâm trí
không còn đó nữa', nhớ, tôi không nói về tâm trí như một năng lực.
Tâm trí không phải là năng lực. Nó đơn giản là trạng thái bị quấy rối:
tâm thức vẩn vơ, run rẩy, rung rinh, không ở nhà.
Gió nào thổi lên tâm thức làm quấy rối nó? Phật nói: Tên của gió đó
là đam mê, ham muốn.
Quan sát, và bạn sẽ thấy chân lí của lời của Phật. Nó là một sự kiện,
nó chẳng có liên quan gì tới bất kì lí thuyết nào. Phật không quan
tâm tới các hệ thống trừu tượng; ông ấy đơn giản nói cái đang đó.
Ông ấy không phát biểu ra triết lí. Bao giờ cũng nhớ điều đó, đừng