chính kiến. 'Chính kiến' thực sự nghĩa là: một tâm trí không có quan
điểm. Nếu bạn có quan điểm nào đó, đó là quan điểm tà. Nếu bạn
không có quan điểm nào, thế thì bạn đơn giản cởi mở, sáng tỏ. Thế
thì cửa sổ của bạn hoàn toàn mở, bạn không có cản trở nào; bất kì
cái gì sẵn có bạn đều có khả năng thấy. Phật không bao giờ nói điều
gì về cái bạn sẽ thấy; ông ấy chỉ nói về cách chữa trị chứng mù của
bạn, cách thoát ra khỏi chứng mù của bạn.
Con trai của Mulla Nasruddin, đang học khoa học chính trị, hỏi bố
nó, "Bố ơi, kẻ phản bội trong chính trị là gì?"
"Bất kì người nào rời bỏ đảng của mình," Mulla nói, "và đi sang phía
bên kia, đều là kẻ phản bội."
"Rồi, thế nói gì về người rời bỏ đảng của họ để đi theo đảng của
bố?" cậu thanh niên hỏi.
"Người đó là người cải đạo con ạ," Nasruddin nói, "một người cải
đạo thực sự."
Bây giờ, khi ai đó chuyển từ đảng này sang đảng khác thì người đó
là kẻ phản bội, và khi ai đó gia nhập đảng của bạn từ các đảng khác
thì anh ta là người cải đạo. Khi người Hindu trở thành người Ki tô
giáo, với người Hindu anh ta là kẻ phản bội, với người Ki tô giáo anh
ta là người cải đạo; và khi người Ki tô giáo trở thành người Hindu,
họ đón chào anh ta: hiểu biết của anh ta trở lại, anh ta đã nhận ra
chân lí là gì. Nhưng với người Ki tô giáo, anh ta là kẻ phản bội.
Nếu bạn sống với các quan điểm bạn không thể thấy được chân lí
của bất kì cái gì. Quan điểm của bạn bao giờ cũng tới như rào chắn.
Nó cản trở, nó bóp méo, nó không cho phép bạn thấy mọi vật như
nó đang đấy. Và Thượng đế là cái đang đấy. Để biết thực tế bạn
không cần có bất kì quan điểm nào. Thực tế, nếu bạn thực sự muốn
biết cái thực, bạn phải vứt bỏ các quan điểm. Đó là từ bỏ đầu tiên
Phật dạy: Vứt bỏ mọi quan điểm, và chính kiến sẽ nảy sinh. Mọi
quan điểm đều là tà. Hindu giáo, Ki tô giáo, Phật giáo: mọi quan
điểm đều là quan điểm tà.
Người không có quan điểm, người không có ý kiến, người không
một ý nghĩ níu bám vào, người chỉ là tấm gương, mới phản chiếu
thực tại.