"Hoan hô!" người hướng dẫn kêu lên. "Người bạn tốt nhất của con
người tới rồi."
"A," Mullevy nói. "Và nhìn vào kích cỡ của thằng cha đang mang
nó!"
Bây giờ, với người này anh chàng đó là người bạn vĩ đại nhất của
nhân loại, với người kia đó là cái chai mà người đó đang mang.
"A," Mullevy nói. "Và nhìn vào kích cỡ của thằng cha đang mang
nó!"
Điều đó tuỳ thuộc vào cách bạn nhìn mọi sự. Bạn có thể nhìn vào
cùng một thứ, và bạn có thể không thấy cùng một thứ. Nếu bạn
nghe tôi trong tin cậy, bạn nghe kiểu khác. Nếu bạn nghe tôi mà
không tin, bạn nghe tôi kiểu khác. Nếu bạn nghe như một đệ tử, bạn
nghe kiểu khác. Nếu bạn nghe chỉ như người ngoài, khách thăm -
chỉ nhân tiện thôi, bạn đã tới cùng người bạn - bạn nghe kiểu khác.
Điều tôi đang nói vẫn thế, nhưng cách bạn diễn giải nó sẽ tuỳ thuộc
vào bạn. Nghe đúng sẽ là ở chỗ bạn nghe như không ai cả: không
chống đối không ủng hộ, không có định kiến - chỉ là việc nghe. Nếu
bạn có thể thấy mọi sự mà không có ý tưởng gì trong tâm trí, thế thì
Phật nói đó là chính kiến.
Chính kiến không cần quan niệm hoá. Đó là lí do tại sao Phật lại nói:
Đừng hỏi ta câu hỏi lí thuyết nào. Ông ấy không nói gì về Thượng
đế cả - không phải vì Thượng đế không có. Ông ấy không nói gì về
điều đó bởi vì việc tạo ra lí thuyết là vô dụng. Ông ấy cố gắng mở
mắt bạn ra với điều đó. Ông ấy nói: Để biết chân lí bạn cần đôi mắt -
cũng như bạn không thể nào dạy được người mù ánh sáng giống
cái gì, dù bạn có cố gắng tới đâu. Bạn không thể dạy người mù bất
kì cái gì về ánh sáng được. Tất nhiên, bạn có thể dạy bao nhiêu tuỳ
ý và người đó có thể học tất cả những thông tin bạn đã chuyển giao
cho người đó, nhưng dầu vậy thì trong thực tế, người đó vẫn không
có khả năng quan niệm nổi ánh sáng là gì. Người đó không thể quan
niệm được.
Chuyện xảy ra:
Một người mù được đưa tới Phật. Ông ấy vừa đi qua làng này, và
mọi người trong làng đều mệt mỏi vì người mù này bởi vì anh ta là
người rất logic và rất triết lí. Anh ta nhiều biện luận tới mức anh ta
thường hay chứng minh rằng ánh sáng không tồn tại. Anh ta sẽ nói,