Một người học việc trẻ làm việc cùng ông ấy. Anh ta còn trẻ và tràn
đầy năng lượng, nhưng nghe những giấc mơ vô nghĩa của mọi
người cả ngày lại là một việc mệt mỏi, chẳng hay ho gì và chán nữa.
Nhưng anh ta bao giờ cũng ngạc nhiên khi nhìn Freud: ông này bao
giờ cũng tràn đầy năng lượng, không bao giờ chán. Một hôm, vào
lúc tối khi anh ta sắp về với thầy mình, anh ta đã hỏi Freud, "Thầy
già rồi, có tuổi rồi, nhưng thầy lại không bao giờ mệt mỏi. Và từ sáng
tới đêm thầy liên tục nghe những điều loạn thần kinh, vô nghĩa.
Nhưng tôi thì phát mệt - sau hai hay ba bệnh nhân, tôi hoàn toàn kiệt
sức."
Freud cười. Ông ấy nói, "Ai nghe?"
Bạn chỉ phải giả vờ rằng bạn đang nghe, bạn phải học thủ đoạn giả
vờ rằng bạn đang nghe, rằng bạn quan tâm vô cùng. Bạn chỉ quan
tâm vào tiền mà người đó sẽ trả.
Nhưng bệnh nhân cảm thấy rất thoải mái: "Đây là ai đó nghe chăm
chú thế." Có ham muốn lớn trong con người rằng ai đó phải nghe
những nỗi khổ của họ. Điều đó làm nhẹ gánh cho họ, và điều đó cho
họ cảm giác rằng ai đó yêu, chăm sóc. Đó là lí do tại sao bạn cứ nói
mãi về khổ. Mọi người đều cứ nói về khổ của mình, bệnh tật, thế
này thế nọ, và muốn người khác thông cảm. Bạn cảm thấy bạn
không một mình. Và khi bạn kể giấc mơ vô nghĩa và nhà phân tâm
đem tới những lời giải thích hay, những lí thuyết vĩ đại, bỗng nhiên
bạn cảm thấy bạn rất có nghĩa, bạn không phải là người thường - cứ
nhìn vào những giấc mơ đẹp làm sao mà bạn có! Có thể bạn đã
không tạo ra được bức tranh vĩ đại như Picasso và bạn đã không
viết cuốn sách vĩ đại như Shakespeare, nhưng như vậy thì sao? Bạn
đã mơ những giấc mơ hay tới mức ngay cả một Freud, một Jung,
một Adler cũng đang diễn giải chúng - và họ thực sự diễn giải rất
hay.
Nhưng toàn thể công việc này là vô nghĩa; mơ là mơ thôi.
Và toàn thể nỗ lực ở phương Đông đã khác toàn bộ: chúng ta chưa
bao giờ bận tâm về nghĩa của mơ. Toàn thể nỗ lực của chúng ta là
để làm cho bạn nhận biết để cho mơ biến mất.
Tôi đã kể đi kể lại cho bạn giai thoại Thiền nổi tiếng...
Một Thiền sư thức dậy buổi sáng và ông ấy thấy một đệ tử đi ngang
qua. Ông ấy gọi đệ tử lại, "Lại đây! ta có một giấc mơ rất hay. Ông