Thế thì tất nhiên bạn phải được chuẩn bị cho nó. Bạn phải được
cung cấp tất cả những đồ cấp cứu, về tất cả những tai nạn trên
đường, tất cả mọi khả năng bạn đi lạc lối. Bạn phải mang những đồ
dự trữ cho cuộc hành trình. Phật đã gọi tất cả những đồ dự trữ này
làparmitas - độ (ba la mật, bỉ ngạn); từ này là hay. Parmita nghĩa là:
cái có thể đưa bạn tới cõi bên kia; những thứ cần cho bờ bên kia.
Cuộc hành trình sẽ là một mình. Khoảnh khắc bạn rời bỏ bờ bên này
bạn sẽ bị bỏ lại một mình trong đại dương hoang dã bao la, và bạn
sẽ phải tranh đấu với đại dương, và bạn sẽ phải tìm ra Đạo tuyệt đối
theo cách riêng của mình. Không tri thức nào bạn đã thu thập trước
đây sẽ là giúp đỡ nào đó, bởi vì từng người đều đi tới chân lí theo
cách riêng của mình. Cảm nhận về chân lí là tuyệt đối duy nhất và
mang tính cá nhân. Không có hai người nào đã từng biết tới chân lí
theo cùng cách, bởi vì không bao giờ có hai người giống hệt nhau.
Họ là khác: tầm nhìn của họ khác, cảm nhận của họ khác, diễn giải
của họ khác, cách diễn đạt của họ khác. Cho nên tất cả mọi điều
bạn đã thu thập về chân lí sẽ không giúp gì cho bạn mấy. Thực tế nó
có thể cản trở bạn, nhưng nó không thể giúp bạn được. Nó có thể
trở thành chướng ngại.
Cho nên Phật nói: Đừng mang tri thức theo. Thế thì người ta phải
mang cái gì theo mình? Nếu cuộc hành trình sẽ là một mình, thế thì
bạn phải tạo ra phẩm chất nào đó, độ - parmitas (ba la mật), cái có
thể theo bạn như cái bóng. Mười phẩm chất parmitas (thập độ) này
phải được hiểu rất sâu sắc.
Phẩm chất thứ nhất là chia sẻ - dana: hào phóng, chia sẻ. Tâm trí
thông thường là kẻ keo kiệt. Nó cố gắng giữ lấy, sở hữu. Tâm trí
không hào phóng. Và nếu bạn đi cùng tâm trí này bạn sẽ bị lạc - bởi
vì tâm trí của kẻ keo kiệt là tâm trí rất đóng. Keo kiệt là một loại khép
kín: bạn không mở ra thế giới, bạn không cho phép cửa sổ và cửa
ra vào của mình đem thêm ánh sáng vào từ bên ngoài, bạn không
cho phép cửa sổ của mình đem làn gió mới vào từ bên ngoài - bởi vì
bạn thường xuyên sợ rằng cái gì đó bạn đang giữ bên trong có thể
thoát mất.
Mulla Nasruddin đang đứng trước quan toà của thành phố. Và anh
ta nói, "Bây giờ thế thì quá lắm, và tôi không thể dung thứ được
thêm nữa. Chúng tôi có một căn phòng nhỏ để sống, chỉ mỗi một
phòng thôi. Tôi sống ở đó, vợ tôi sống ở đó, mười hai đứa con tôi
sống ở đó, và vợ tôi lại bị ám ảnh. Cô ấy có vài con dê ở trong