KỶ LUẬT CỦA SIÊU VIỆT - TẬP 4 - Trang 290

cũng có hình dạng đấy. Bạn là người Hindu giáo, Ki tô giáo, Mô ha
mét giáo, Jaina giáo, Phật giáo; thế thì bạn có hình dạng của tâm trí:

bạn nghĩ dưới dạng của người Ki tô giáo, bạn có sự đồng nhất nào
đó, giáo điều xác định bạn. Nhưng nếu bạn đi sâu hơn, tâm trí cũng

biến mất. Thế thì bạn không còn là người Ki tô giáo nữa.
Tại cốt lõi sâu nhất bạn không là thân thể lẫn tâm trí. Thế thì bạn là
gì?
Phật nói: Tính không, cái không có gì: bây giờ bạn không là một vật,
bây giờ bạn mang tính vũ trụ. Bây giờ bạn không bị giới hạn trong

bất kì ý tưởng nào, bạn là vô hạn. Bạn là cái mà bao giờ cũng có đó
và bao giờ cũng sẽ còn lại. Bạn là vĩnh hằng. Thế thì không có sinh

cho bạn và không có chết cho bạn. Bạn giống như bầu trời: mây tới
và đi, bầu trời vẫn còn không bị chúng động tới. Hàng triệu lần mây

đã tới và đã đi, và bầu trời vẫn còn thuần khiết và trinh nguyên. Nó
đã không bị biến chất hay ô nhiễm bởi chúng. Bạn là bầu trời bên

trong. Và khi tất cả hình dạng biến mất, cái bên trong và cái bên
ngoài cũng biến mất - bởi vì chúng cũng là hình dạng. Thế thì không

có gì bên trong và không có gì bên ngoài cả... tính một, tính hệt
nhau.
Phật không gọi nó là 'Thượng đế' - bởi vì gọi nó là 'Thượng đế' bạn
có thể bắt đầu lại nghĩ về hình dạng. Nhưng điều đó đích xác là điều

mà từ 'Thượng đế' hàm ý, hay đáng phải hàm ý - Thượng đế là tính
hệt như, cái tồn tại trong tất cả. 'Thượng đế' nghĩa là sự tồn tại, sự

hiện hữu. Cây cối hiện hữu, tảng đá hiện hữu, mây hiện hữu, con
người hiện hữu - hình dạng là khác nhau nhưng tính hiện hữu là

như nhau. Khi có liên quan tới tính hiện hữu, cây cối và bạn là như
nhau. Hình dạng là khác: cây cối mầu lục còn bạn không mầu lục, và

cây cối có hoa còn bạn không có hoa nào, và chim chóc có thể bay
trong bầu trời còn bạn không thể bay được; nhưng đây là những

khác biệt về hình dạng. Nhưng tính hiện hữu là như nhau. Việc nhìn
vào tính hiện hữu đó chính là điều thiền tất cả là gì. Và đi tới nhận ra

tính hiện hữu đó là niết bàn.

Đây là thông điệp cuối cùng, lời kinh cuối cùng của Kinh Bốn mươi

hai chương này. Đây là lời kinh thứ bốn mươi hai, thông điệp tối
thượng của Phật. Tôi không nghĩ bạn sẽ có khả năng hiểu được nó

ngay bây giờ. Về mặt trí tuệ thì tất nhiên bạn có thể hiểu được nó,
nhưng việc hiểu thực thì phải mang tính tồn tại. Điều đó sẽ tới chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.