Chương 3. Nhớ tới chỗ giữa
Một đêm một sư trích đọc lời kinh được lưu truyền lại từ
Kashyapabuddha. Âm thanh của ông ta thê lương thế và giọng ông
ta yếu ớt thế, cứ dường như ông ta sắp chết.
Phật hỏi sư này, "Ông làm nghề gì trước khi ông trở thành sư vô gia
cư?" Sư này nói, "Tôi rất thích chơi đàn ghi ta."
Phật nói, "Ông thấy đàn thế nào khi dây đàn quá chùng?" Sư này
nói, "Không âm thanh nào có thể có được."
"Khi dây đàn quá căng thì thế nào?"
"Chúng đứt."
"Khi chúng không quá căng không quá chùng thì thế nào?" "Mọi nốt
đều vang đúng âm thanh của nó."
Thế rồi Phật nói với sư này: Kỉ luật tôn giáo cũng giống như chơi đàn
ghi ta vậy. Khi tâm trí được điều chỉnh đúng và chuyên tâm yên tĩnh,
đạo là đạt tới được; nhưng khi ông quá sốt sắng hướng theo nó,
thân thể ông trở nên mệt mỏi; và khi thân thể ông mệt mỏi, tinh thần
ông trở nên mệt mỏi; khi tinh thần ông mệt mỏi, kỉ luật của ông sẽ
thả lỏng; và với việc thả lỏng kĩ luật sẽ có nhiều điều xấu kéo theo.
Do đó, bình thản và thuần khiết, và đạo sẽ đạt được.
Toàn thể khổ của con người là do xa khỏi trung tâm của mình. Đây
là điều chỉnh sai giữa trục và bánh xe. Có việc điều chỉnh sai giữa
bạn và thực tại, và điều chỉnh sai đó tự biểu lộ nó theo cả nghìn lẻ
một cách. Bạn càng xa khỏi thực tại, bạn càng khổ hơn. Địa ngục là
điểm xa nhất với thực tại. Bạn càng gần với thực tại, bạn càng gần
với cõi trời. Khi không có điều chỉnh sai giữa bạn và thực tại, bạn là
bản thân thiên đường.
Vấn đề không phải là đi bất kì đâu, vấn đề là làm sao có được hài
hoà với thực tại. Nó là việc khám phá lại - bởi vì trong bụng mẹ từng
đứa trẻ đều được định tâm trong thực tại. Trong bụng mẹ từng đứa
trẻ đều phúc lạc sâu sắc. Tất nhiên nó không nhận biết về điều đó,
không biết gì về điều đó. Nó là một với phúc lạc của nó tới mức
không có người biết còn lại đằng sau. Phúc lạc là bản thể của nó, và