Hassan nói, "Lạy Trời, ông thôi đi!"
Chừng nào bạn còn chưa làm điều đó trong vui vẻ, xin đừng làm
điều đó. Vì Trời, đừng bao giờ làm điều đó. Làm kẻ vô thần và
không tin vào Thượng đế còn tốt hơn là làm cái gì đó trong nỗi buồn,
thất vọng, hơn là làm cái gì đó xấu xí và gọi nó là lời cầu nguyện.
Nhưng bạn chỉ có thể làm điều bạn đang là. Vui vẻ bạn không thể
điều khiển được nó một cách bất thần. Chừng nào nó còn chưa bật
ra, chừng nào nó còn chưa trào ra từ trong bản thể bạn, chừng nào
nó còn chưa chảy ra như sáp, bạn không thể điều khiển được nó.
Và đó không phải là vấn đề điều khiển khuôn mặt bạn, bởi vì
Thượng đế không nhìn vào mặt bạn; Thượng đế đang nhìn vào tim
bạn... cho nên bạn không thể lừa dối được. Chừng nào vui vẻ còn
chưa có trong bản thể bạn, nó sẽ không đạt tới - lời cầu nguyện của
bạn sẽ không bao giờ được nghe.
Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh rằng nếu bạn có thể nhảy múa và
ca hát, điều đó sẽ có tác dụng. Không có nhu cầu nói hẳn ra lời cầu
nguyện của bạn: để nó được thể hiện ra trong điệu vũ, để nó được
thể hiện ra trong việc hát. Không có nhu cầu. Bạn có thể chơi ghi ta
hay bạn có thể thổi sáo - điều đó sẽ có tác dụng. Bạn đang dùng cái
gì đó phổ quát.
Âm thanh của ông ta thê lương thế và giọng ông ta yếu ớt thế, cứ
dường như ông ta sắp chết.
Phật hỏi sư này, "Ông làm nghề gì trước khi ông trở thành sư vô gia
cư?" Sư này nói, "Tôi rất thích chơi đàn ghi ta."
Phật nói, "Ông thấy đàn thế nào khi dây đàn quá chùng?" Sư này
nói, "Không âm thanh nào có thể có được."
Khi dây quá chùng, không thể có âm thanh được...
"Khi dây đàn quá căng thì thế nào?"
"Chúng đứt."
"Khi chúng không quá căng không quá chùng thì thế nào?"
"Mọi nốt đều vang đúng âm thanh của nó."
Thế rồi Phật nói với sư này: Kỉ luật tôn giáo cũng giống như chơi
đàn ghi ta vậy. Khi tâm trí được điều chỉnh đúng và chuyên tâm yên
tĩnh, đạo là đạt tới được.