Thực tế, khi tâm trí ở chính giữa, không chùng quá không căng quá;
cân bằng, yên tĩnh, tĩnh lặng, không đi sang trái không đi sang phải;
khi con lắc của tâm trí đã dừng lại ở giữa, thời gian biến mất, đồng
hồ dừng lại. Trong chính khoảnh khắc đó Đạo là đạt tới được. Thực
tế, Đạo được đạt tới. Đây là cách thức: ở giữa là Đạo. Bạn đang bỏ
lỡ Đạo bởi vì bạn không ở giữa - và Đạo là ở giữa. Trong những tình
huống cuộc sống, trong mọi tình huống, người ta phải tỉnh táo không
đi tới cực đoan. Bằng không, đôi khi dây quá chùng và âm nhạc
không nảy sinh, và đôi khi chúng quá căng và chúng đứt. Và thay vì
âm nhạc họ tạo ra tiếng ồn. Âm nhạc là có thể chỉ khi mọi sự ở
chính giữa. Có một điểm mà dây không căng không chùng.
Bạn phải đã thấy điều đó: bất kì khi nào nhạc sĩ Ấn Độ chơi đàn, đầu
tiên họ cố gắng đưa nhạc cụ về điểm giữa. Người đánh trống sẽ
đánh thử vào cặp trống nhỏ và sẽ cảm xem liệu nó có ở giữa hay
không; bằng không người đó sẽ thắt chặt cái gì đó hay làm chùng
lỏng cái gì đó. Người chơi đàn veena sẽ thắt chặt hay làm chùng
dây đàn của mình.
Có lần chuyện xảy ra:
Một phó vương được ông tổng trấn Lucknow mời, và để đón chào
ông này, ông tổng trấn đã yêu cầu các nhạc sĩ giỏi nhất của mình
chơi cái gì đó mừng ông phó vương. Và tất nhiên, cũng như điều đó
vẫn được thực hiện theo cách truyền thống, các nhạc sĩ bắt đầu lên
và hạ dây đàn của họ. Viên tổng trấn hỏi viên phó vương, "Ông thích
kiểu nhạc nào nhất?" Chỉ để lịch sự ông này nói, "Đích xác nhạc
đang được chơi đấy" - chỉ để lịch sự mà thôi! Ông ấy có hiểu cái gì
đang diễn ra đâu. Và thế rồi, chỉ để lịch sự, viên tổng trấn ra lệnh
cho các nhạc sĩ tiếp tục. Trong ba giờ họ đơn giản cứ tiếp tục thế.
Có một điểm mà dây không chùng không căng - và chỉ thầy mới biết
nó. Dễ dàng chơi ghi ta; khó đưa ghi ta về việc điều chỉnh đó khi âm
nhạc được sinh ra, và được sinh ra một cách tự nhiên, sinh ra vô nỗ
lực. Người ta trở thành thầy hay nhà soạn nhạc đại tài khi người đó
có thể làm hài hoà nhạc cụ của mình. Chơi nhạc không khó thế; điều
chỉnh khó hơn - bởi vì để điều chỉnh bạn phải học cái đích xác ở
giữa. Bạn phải rất tỉnh táo, rất nhạy cảm. Tai bạn phải rất, rất nhạy
cảm. Chỉ thế thì bạn mới có thể tìm được chỗ giữa ở đâu.
Và Phật nói: