KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 106

98

Phương pháp

Kỷ luật tích cực

Dùng hệ quả lôgíc

(xử lý tình huống)

Tình huống (ở nhà)

1. Long, 8 tuổi, được mẹ nhắc là mỗi khi tắm xong, quần áo bẩn phải

để vào chậu cho mẹ giặt thì những ngày sau mới có quần áo sạch
để mặc, đặc biệt là đồng phục cho ngày thứ 2 và thứ 6. Mẹ nhắc
nhở rầy la liên tục nhưng Long không thay đổi mà còn than vãn là
không muốn mặc quần áo bẩn. Mẹ phải vội vàng đi giặt mỗi khi
Long nói rằng hôm sau phải mặc đồng phục.

2. Mẹ quyết định thử dùng hệ quả lôgíc. Mẹ nói một cách nhẹ nhàng

nhưng nghiêm nghị rằng mẹ tin là Long sẽ có trách nhiệm với
quần áo bẩn của mình. Mẹ giải thích rằng từ nay trở đi mẹ chỉ giặt
những quần áo ngâm trong chậu mà thôi. Mẹ để cho Long trải
nghiệm hệ quả lôgíc của việc không để quần áo bẩn vào chỗ đã
quy định trong gia đình. Long cũng thử xem mẹ thế nào. Tối chủ
nhật Long tìm bộ đồng phục chuẩn bị cho ngày thứ Hai chào cờ.
Bộ này thứ Sáu tuần trước Long quẳng ở trong phòng của mình.
Khi Long than phiền, mẹ nói một cách thông cảm: “Mẹ chắc là con
không muốn mặc quần áo bẩn”. Khi Long năn nỉ mẹ giặt để may
ra sáng hôm sau kịp khô để em mặc, mẹ nói “mẹ nghĩ là con đã
biết phải làm thế nào rồi”. Mẹ lấy quần áo đi tắm để tránh một
cuộc giằng co với Long. Long buồn bực vì phải mặc bộ quần áo
khác (có thể bị cô phê bình) (hoặc mặc lại bộ quần áo đồng phục
nhưng không sạch). Long đã học được nguyên nhân và hệ quả/
kết quả của một sự việc.

Dùng hệ quả có thể giúp trẻ phát triển ý thức trách nhiệm. Nó giúp
cho mối quan hệ cha mẹ-con cái ấm áp hơn, ít xung đột hơn. Bản
thân tình huống đã cung cấp một bài học cho trẻ mà người lớn
không cần phải thuyết giảng gì thêm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.