96
Phương pháp
Kỷ luật tích cực
Mục tiêu
Làm trắc nghiệm ôn tập và củng cố các kiến thức về phương pháp
kỷ luật tích cực
Đối tượng
Cha mẹ và thầy cô giáo, những người chăm sóc, làm việc với trẻ
Thời gian
15 phút
Phương
pháp
Làm việc cá nhân và chia sẻ
Nguyên liệu
Bảng, phấn, tờ trắc nghiệm đã phôtô, mỗi học viên 1 bản
Cách tiến hành
Bước 1
(5 phút)
Phát cho mỗi học viên một Tài liệu phát tay
“Trắc nghiệm – Dùng chung cho giáo viên
và cha mẹ”
, hoặc/và “Trắc nghiệm - dành cho cha mẹ”. Đề nghị mỗi người tự làm.
Bước 2
(10 phút)
Khi mọi người làm xong, tập huấn viên ghi các phương án trả lời đúng lên bảng để mọi
người tự đối chiếu. Chỗ nào cần trao đổi, làm rõ hoặc có câu hỏi thì tập huấn viên hướng
dẫn học viên trao đổi, trả lời. Đây là bài tập rất hữu ích, có thể thực hiện tại lớp nếu có thời
gian hoặc giao về nhà.
Kết luận
(10 phút)
Chốt lại những kiến thức, kỹ năng đã học (đặc biệt là ở chương 4). Hãy nhấn mạnh rằng:
(1) Mục đích của việc kỷ luật trẻ là để dạy bảo và hướng dẫn chứ không phải để phạt!
Bản chất của việc rèn kỷ luật cho trẻ là giúp trẻ dần trở nên chín chắn hơn, có trách nhiệm
hơn với cuộc sống của chính mình, chủ động và biết đưa ra các quyết định tốt, lựa chọn
tốt; (2) Kỷ luật tích cực có hiệu quả hơn trừng phạt; (3) Càng sử dụng phương pháp kỷ
luật tích cực bao nhiêu thì càng ít phải dùng đến biện pháp trừng phạt bấy nhiêu; (4)
Chính người lớn có thể tạo ra sự thay đổi. Nếu chúng ta thay đổi thì con em mình sẽ
thay đổi.
И¯дǣ
TП Ы