94
Phương pháp
Kỷ luật tích cực
Mục tiêu
Thực hành cách sử dụng thời gian tạm lắng cho trẻ đang có xung
đột trong một tình huống cụ thể (ở nhà và ở trường)
Đối tượng
Cha mẹ và thầy cô giáo, những người chăm sóc, làm việc với trẻ
Thời gian
20 phút
Phương
pháp
Làm việc theo nhóm nhỏ và chia sẻ
Nguyên liệu
Giấy A0, bút dạ hoặc bảng, phấn
Cách tiến hành
Bước 1
(10 phút)
Chia lớp ra các nhóm nhỏ. Phát cho mỗi nhóm tài liệu phát tay
“ Làm gì với trẻ đang có
va chạm, xung đột”
. Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi thảo luận và viết các kết quả
thảo luận vào chỗ trống trong tấm thẻ.
Bước 2
(7 phút)
Đại diện các nhóm chia sẻ cho cả lớp. Mời các học viên khác hỏi, bình luận, góp ý kiến.
Kết luận
(3 phút)
Dựa vào phần
Kiến thức đề xuất 3
để chốt lại. Người lớn phải cẩn thận để dùng phương
pháp tạm lắng đúng cách. Vinh cần tạm lắng để không làm tổn thương bạn và bình tĩnh
trở lại. Khi Vinh đã bình tĩnh trở lại người lớn có thể giải thích lý do tại sao. Lần sau có thể
gợi ý cho Vinh chọn một đồ chơi khác để trao đổi với Ngọc, hoặc gợi ý cả hai cùng chơi
chung. Mỗi khi trẻ học được hành vi mà cha mẹ hay cô gợi ý thì cần được khích lệ ngay để
củng cố (chương 6).
Có thể giao bài tập về nhà: Bạn đã gặp các trường hợp trẻ ở trong trường hợp tương tự?
Bạn đã làm gì? Kết quả ra sao? Lần sau bạn sẽ làm tương tự? Buổi học tiếp có thể dành ít
phút trao đổi, chia sẻ.
И¯дǣ
TжИП
Х
¯
×
Иǡ¯д