KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 101

93

Chương 4:

Cách kỷ luật trẻ mang tính tích cực

Bảng 3: So sánh sự khác nhau giữa kỷ luật tích cực và tiêu cực (trừng phạt)

Kỷ luật tích cực

Kỷ luật tiêu cực (trừng phạt)

1. Nhấn mạnh những gì trẻ nên làm. Cho trẻ
những phương án lựa chọn tích cực.

1. Nhấn mạnh những gì trẻ không được làm. Cấm
đoán, không giải thích tại sao.

2. Là quá trình thường xuyên, liên tục, nhất
quán, cương quyết, mang tính hướng dẫn.

2. Chỉ diễn ra khi trẻ mắc lỗi hành vi. Mang tính
kiểm soát, làm xấu hổ, mất mặt, chế nhạo.

3. Hệ quả của kỷ luật có tính lôgíc, có liên quan
trực tiếp đến hành vi tiêu cực của trẻ.

3. Hệ quả của trừng phạt không liên quan hoặc
phi lôgíc đối với hành vi tiêu cực của trẻ.

4. Lắng nghe trẻ, đưa ra ví dụ, tấm gương để
trẻ làm theo.

4. Không hoặc ít lắng nghe trẻ. Yêu cầu trẻ tuân
phục, nghe lời.

5. Tập cho trẻ tự kiểm soát bản thân, chịu trách
nhiệm về mình, chủ động, tự tin.

5. Trẻ dần phụ thuộc vào người lớn, bị người lớn
kiểm soát, sợ sai, kém tự lập, bị động, thiếu tự
tin.

6. Giúp trẻ thay đổi. Tập trung vào hành vi chưa
đúng của trẻ.

6. Giải toả, tập trung vào nỗi bực tức của người
lớn khi thấy trẻ không nghe lời hoặc thậm chí có
khi là “giận cá chém thớt”.

7. Mang tính tích cực, tôn trọng trẻ.

7. Mang tính tiêu cực, thiếu tôn trọng trẻ.

8. Khuyến khích khả năng tư duy, lựa chọn
của trẻ.

8. Người lớn nghĩ và đưa ra quyết định, lựa chọn
thay cho trẻ.

9. Hình thành, phát triển những hành vi mong
muốn.

9. Phạt, chỉ trích những hành vi hư, có lỗi của trẻ.
Việc này có thể dẫn đến hành vi không phù hợp
khác của trẻ.

10. Phù hợp với năng lực, nhu cầu và các giai
đoạn phát triển của trẻ.

10. Không tính đến năng lực, nhu cầu và các giai
đoạn phát triển của trẻ.

11. Không mang tính bạo lực về mặt thân thể
và tinh thần.

11. Mang tính bạo lực về mặt thân thể và tinh
thần.

12. Trẻ thực hiện nội quy nề nếp vì trẻ được
tham gia thảo luận và nhất trí.

12. Trẻ không thực hiện nội quy, nề nếp hoặc nếu
có cũng chỉ vì sợ bị phạt hoặc vì bị đe doạ, bị mua
chuộc bằng tiền, phần thưởng người lớn hứa.

13. Dạy trẻ nhập tâm tính kỷ luật một cách tự
giác.

13. Dạy trẻ ngoan ngoãn một cách thụ động vì trẻ
hiểu rằng sẽ bị phạt nếu hư (không tự giác, không
nhập tâm).

14. Coi lỗi lầm là những cơ hội học tập để tiến
bộ thêm.

14. Không chấp nhận lỗi lầm, phạt và ép trẻ tuân
phục theo ý người lớn.

15. Chú ý tới hành vi “hư” của trẻ, không phải
nhân cách đứa trẻ.

15. Phê phán nhân cách đứa trẻ hơn là hành vi
của trẻ, ví dụ: “đồ ngu ngốc” “đồ ăn hại”,…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.