KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 117

109

Chương 4:

Cách kỷ luật trẻ mang tính tích cực

Một số điều cần ghi nhớ khi dùng “thời
gian tạm lắng”

Không nên dùng “thời gian tạm lắng” như một giải pháp đầu tiên mà nên là giải pháp
cuối cùng.

Thường hiệu quả nhất là với trẻ 3-9 tuổi. Thời gian ngắn dài tuỳ theo tuổi của trẻ (có thể lấy số
phút tương ứng số tuổi cho dễ nhớ), tính chất hoặc tuỳ theo mức độ lỗi mà trẻ mắc, miễn sao
trẻ hiểu được thông điệp giáo dục của cha mẹ/thầy cô.

Một số quy tắc cơ bản (để thời gian tạm lắng không trở thành trừng phạt về tinh thần!!!)

Không sử dụng cho trẻ quá nhỏ.

Sử dụng ngay sau khi trẻ có hành vi làm tổn thương bạn hoặc bản thân.

Thời gian tạm lắng không được mang tính chất nhục mạ

Thời gian tạm lắng không được dài hơn khoảng thời gian cần thiết trẻ cần để bình
tĩnh trở lại.

Không đe dọa.

Nếu trẻ rất lo lắng, bối rối hay khó chịu thì hãy giúp trẻ bình tĩnh lại một chút trước khi dùng
thời gian tạm lắng. Nếu bạn dùng thời gian tạm lắng một vài lần với trẻ nào đó mà không
thấy thay đổi theo cách thức mong muốn thì có thể do:

1. Trẻ còn quá nhỏ, chưa thấy được mục đích của việc trẻ bị tách khỏi bạn bè

2. Trẻ bị “miễn dịch” với việc “cách ly” nên không có tác động

3. Trẻ có vấn đề về thể chất như suy dinh dưỡng hay ác cảm với việc “cách ly”

Khi người lớn tức giận, trẻ thường là “nạn nhân”. Nếu vậy bạn cũng cần thời gian tạm lắng
cho chính mình!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.