KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 12

4

Phương pháp

Kỷ luật tích cực

Š‹ƒŠ×

Có nhiều hoạt động thảo luận nhóm trong quá trình tập huấn. Tập huấn viên cần chủ động chuẩn bị
các cách chia nhóm khác nhau. Các tiêu chí chia nhóm có thể linh hoạt cho phù hợp với yêu cầu bài tập.
Dưới đây là ví dụ một vài cách chia nhóm:

Tập huấn viên đề nghị các học viên sắp xếp nhanh thành các hàng, nhóm với tiêu chí do mình hướng
dẫn. Ví dụ: Những người tóc ngắn đứng thành một hàng, những người tóc ngang vai đứng thành một
hàng, những người tóc dài quá eo đứng thành một hàng; Những người có con gái xếp vào một hàng,
những người có con trai xếp vào một hàng và những người có cả con trai và con gái thì xếp vào một
hàng; Những người có con dưới 5 tuổi đứng vào hàng thứ nhất, những người có con từ 6 - 12 tuổi đứng
vào hàng thứ 2 và những người có con từ 12-18 tuổi đứng vào hàng thứ 3.

Nếu các hàng không đều thì đề nghị mọi người linh hoạt sao cho các hàng tương đối đều về số lượng
(ví dụ: Nhiều học viên có 2 con thuộc 2 nhóm tuổi nên họ tham gia ở nhóm nào cũng được; có người
thì con còn nhỏ nhưng cũng sẵn sàng vào nhóm trẻ tuổi lớn hơn). Sau đó, đề nghị học viên ngồi theo
nhóm. Ví dụ, nhóm 1 ngồi phía bên phải, nhóm 2 ngồi bên trái còn nhóm 3 ngồi phía đối diện bảng,…

Chú ý cần thay đổi các nhóm làm việc thường xuyên để tránh sự nhàm chán hoặc không tập trung của
các học viên.

Šж‹‰‹ƒ

Tập huấn viên nên khuyến khích học viên tư duy sáng tạo, trao đổi, thảo luận với nhau, khuyến khích
họ đưa ra các trường hợp, ví dụ cụ thể. Vì thế khuôn khổ thời gian đề xuất cho mỗi hoạt động (ví dụ 20
phút, 45 phút) chỉ mang tính chất tương đối. Tập huấn viên cần linh hoạt nhưng nên chú ý đến tổng thời
gian và toàn bộ nội dung tập huấn. Điều này thể hiện sự tôn trọng học viên, những người dù rất bận rộn
ở gia đình và nhà trường, đã dành thời gian để tham gia cuộc tập huấn này. Ngoài ra, kiến thức và kinh
nghiệm của nhóm học viên ở mỗi vùng, địa phương khác nhau cũng có thể khác nhau cho phép chúng
ta linh hoạt về mặt thời gian.

Các nội dung của cuốn tài liệu này được xếp sắp theo một trình tự nhất định, bài hay mục sau có gắn kết
với bài hay mục trước. Hiệu quả nhất là nên tập huấn 4 ngày liên tục. Nhưng nếu không thể, bạn cũng
có thể thực hiện thành các buổi tách rời, ví dụ như thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ gia đình
tại địa phương, mỗi buổi một bài độc lập. Khi bắt đầu bài mới nên dành thời gian để cùng học viên ôn
lại những kiến thức và kỹ năng chủ yếu đã học trong bài cũ. Trước khi kết thúc khoá học bạn cũng nên
dành khoảng 30 - 45 phút để học viên có thể đánh giá nhanh khoá học (tham khảo mẫu “Phiếu đánh
giá” ở phần sau) và chia sẻ những suy ngẫm của họ về khoá học. Các thông tin này không chỉ giúp cho
tập huấn viên nâng cao tay nghề mà còn rất hữu ích cho việc tổ chức các hoạt động sau tập huấn.

Š—М„Э

Tập huấn viên cần đọc kỹ các nội dung trong tài liệu này trước khi tập huấn để hiểu rõ kiến thức và cách
thức tiến hành tập huấn.

Những tập huấn viên có nhiều kinh nghiệm nên sử dụng các ví dụ từ trải nghiệm riêng của mình để
minh họa cho các kiến thức cần giới thiệu. Trước mỗi buổi tập huấn bạn cần chuẩn bị, phô tô sẵn các

Tài

liệu phát tay

. Nếu nơi nào không thể phô tô thì dùng giấy A0 hay mặt sau những tờ lịch tường để viết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.