KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 10

2

Phương pháp

Kỷ luật tích cực

ϥб‰†Й†Š…Š‘
–К’Š—Ж˜‹²

ŠϩϨ‰’Šž’–О’Š—К

Lớp tập huấn thành công thường có bầu không khí học tập tích cực mà cả tập huấn viên và học viên đều
cảm thấy thích thú và hiệu quả. Vì thế, chúng tôi đề xuất sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia
để tạo môi trường tập huấn mang tính khích lệ, hợp tác, cùng nhau làm việc, chia sẻ.

Tập huấn viên nên cố gắng khuyến khích học viên chia sẻ, khai thác các kiến thức và kinh nghiệm dạy
dỗ, giáo dục trẻ của họ để dựa vào đó xây dựng, phát triển những kỹ năng mới, cần thiết. Phương pháp
này cho phép tập huấn viên luôn lắng nghe, cởi mở, khích lệ, hỗ trợ học viên tham gia, thảo luận và tạo
cho họ các cơ hội thực hành, tìm tòi thử nghiệm. Mỗi mục hoạt động đều có phần

Kiến thức đề xuất

. Đây

là phần kiến thức, kết luận mang

tính chất đề xuất

mà mỗi tập huấn viên - thông qua các hoạt động như

thảo luận, làm việc nhóm... – nên cố gắng đạt được. Tuy nhiên,

đề xuất

cũng có nghĩa là tập huấn viên

có thể đóng góp, bổ sung từ kiến thức, kinh nghiệm cá nhân hay địa phương mình để làm cho nội dung
tập huấn phong phú hơn và gắn với tình hình ở địa phương mình hơn.

Phương pháp tập huấn như trên rất phù hợp với chủ đề rèn luyện nề nếp kỷ luật một cách tích cực, thay
thế cho cách thức kỷ luật tiêu cực, có hại cho sự phát triển của trẻ và mối quan hệ cha mẹ với con hoặc
thầy với trò. Để đạt được mục tiêu tập huấn, bạn nên tăng cường các hoạt động như suy nghĩ nhanh,
động não, tưởng tượng, thảo luận, phân tích trường hợp cụ thể... và thực hành hơn là thuyết trình hay
giao cho học viên đọc tài liệu.

Suy nghĩ nhanh, động não

là một kỹ thuật nhằm kích thích óc sáng tạo của học viên, nhằm giúp

họ đưa ra nhiều ý tưởng, giải pháp cho một vấn đề nào đó. Trong các bài học có nhiều tình huống
trẻ có hành vi “hư”, bạn có thể hỏi cả lớp: “Các bậc phụ huynh hay giáo viên có thể làm gì? Làm như
thế nào?”. Sau đó, bạn mời tất cả học viên cùng suy nghĩ nhanh và đưa ra ý kiến. Bạn liệt kê tất cả ý
kiến đó lên bảng hoặc yêu cầu học viên viết ý kiến của mình lên thẻ màu, rồi cùng học viên xem xét,
lựa chọn. Kỹ thuật này có thể gây hào hứng và khích lệ học viên tham gia hoạt động vì nó tập trung
vào số lượng ý tưởng trước để chọn được các giải pháp có chất lượng sau, không phê phán để học
viên tự do nêu ý tưởng, ghi nhận cả các ý kiến khác thường và kết hợp để đưa ra một giải pháp hoàn
thiện hơn.

Hình dung, hồi tưởng

cũng là một kỹ thuật hay được sử dụng trong các khóa tập huấn về phương

pháp kỷ luật tích cực. Ví dụ, khi đã đề nghị học viên ngồi thoải mái rồi hình dung đang quay trở lại
tuổi thơ của mình, tập huấn viên hỏi: “Hồi bé khi bạn mắc lỗi, người lớn đã làm gì?”. Có thể viết câu
hỏi này lên bảng cho tất cả cùng thấy. Ghi các câu trả lời của họ lên bảng rồi hỏi tiếp “. Lúc đó bạn cảm
thấy thế nào?”. Vì ai cũng đã từng có những trải nghiệm vui, buồn lúc còn nhỏ nên họ dễ dàng nhận
ra cách đối xử phù hợp và không phù hợp của người lớn đối với trẻ và cảm xúc của trẻ khi bị đối xử
như vậy.

Thảo luận nhóm

là một phương pháp thường xuyên được sử dụng khi tập huấn kỹ năng. Tuy

nhiên khi tổ chức làm việc, thảo luận theo nhóm cũng có một số khó khăn nảy sinh mà tập huấn viên
phải lưu ý khắc phục hoặc giảm thiểu. Thứ nhất, những học viên quen nhau hay cùng làm việc có xu
hướng ngồi gần nhau, tham gia cùng một nhóm. Khi làm việc nhóm họ dễ dàng lạc đề, có khi chuyển
qua nói chuyện riêng (nhất là khi lâu ngày mới gặp nhau). Giải pháp nên áp dụng là chia nhóm ngẫu
nhiên để tách họ ra và tạo cơ hội cho họ làm việc với các học viên mới. Ví dụ, nếu muốn chia học viên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.