KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 11

3

Phần mở đầu

thành 5 nhóm, cách thường làm là đếm thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, rồi những người có cùng số sẽ vào làm
việc với nhau trong một nhóm. Cũng có thể lồng ghép vào hoạt động khởi động như trò chơi “chia
nhóm” ở phần dưới. Thứ hai, trong khi có một vài học viên quá tích cực, chi phối cả nhóm thì một số
học viên khác lại tỏ ra trầm hơn, ít tham gia vào thảo luận. Tập huấn viên nên tìm cách để mọi người
có cơ hội tham gia đồng đều hơn. Ví dụ, khi mời đại diện lên trình bày kết quả làm việc nhóm bạn có
thể nói “lần này dành cho những ai chưa có cơ hội” và khích lệ, động viên những người ít tham gia
hơn. Cũng có khi tập huấn viên nói “mời mỗi người đưa ra một ý tưởng” để tạo cơ hội bình đẳng cho
tất cả mọi người cùng tham gia thảo luận.

Phân tích các ví dụ cụ thể

là phương pháp dùng trải nghiệm của bản thân tập huấn viên hoặc

học viên để trao đổi, minh họa cho bài học. Tập huấn viên có thể đóng góp, bổ sung thêm các trường
hợp ở địa phương để làm phong phú bài học và làm cho học viên quan tâm vì cảm thấy gần gũi với
mình. Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích và sự an toàn của trẻ, của gia đình và nhà trường mà trẻ đang theo
học, tập huấn viên cần hết sức chú ý đến vấn đề khuyết danh, không được đưa tên thật của nhân vật.
Đó là những trường hợp đã xảy ra trong thực tế nhưng bạn có thể thay tên người, địa điểm hay địa
danh... với nguyên tắc là không cung cấp các thông tin có thể gây hại cho trẻ.

Trong suốt quá trình tập huấn, tập huấn viên luôn sẵn sàng giúp học viên trả lời các câu hỏi của họ bất
cứ lúc nào. Khi học viên làm việc theo nhóm nhỏ, tập huấn viên nên đi quanh phòng tập huấn để quan
sát họ giao tiếp, trao đổi, làm việc. Đôi khi bạn có thể dừng lại ở một nhóm nào đó để góp ý kiến, gợi mở,
khích lệ họ thực hiện hoạt động.

Học viên chỉ tích cực tham gia các hoạt động tập huấn nếu họ cảm thấy thoải mái, được tôn trọng, được
lắng nghe... Hãy cố gắng tạo một môi trường an toàn, thân thiện trong lớp tập huấn để học viên chia sẻ
những trải nghiệm khó khăn của họ, ví dụ như thời nhỏ hay bị cha mẹ trừng phạt hoặc hiện nay họ đang
sử dụng cách thức tương tự với con em hay học sinh của mình. Bạn nên thận trọng để sao cho họ không
cảm thấy bất tiện, khó chịu hay thậm chí xấu hổ, mất mặt với hàng xóm hay đồng nghiệp. Mục đích của
cuộc tập huấn không phải là phán xét hoặc kết tội một ai đó mà là tìm ra những phương pháp thay thế
một cách hiệu quả hơn. Trong cả khoá tập huấn, bạn hãy cố gắng là một tấm gương

với thái độ không

phán xét

. Điều này có nghĩa là tập huấn viên không nên bình luận về đạo đức của học viên hay răn dạy

họ phải thế này hay thế kia. Ví dụ, nếu học viên nói rằng “phải roi vọt mới nên người” thì bạn có thể phản
hồi lại “có nhiều cách thức để dạy con trẻ nên người. Liệu có cách nào khác mà không cần dùng roi vọt?”.
Không nên phản bác, phán xét như: “Anh nói vậy là sai rồi, có nhiều cách không cần roi đâu”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.