KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 131

123

Chương 5:

Lắng nghe tích cực

Những điều cần tránh khi lắng nghe tích cực

1. Không chú ý, sao nhãng, mất tập trung, gây mất hứng khởi của trẻ. Ví dụ: “Thôi nói

chuyện khác đi. Đừng nghĩ đến chuyện này nữa”

2. Phán xét, chỉ trích, trách mắng trẻ. Ví dụ: “Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi, em không được

làm thế mà”; “Sao lại làm thế?Em không biết làm thế là xấu lắm ư?”; “Chắc vì không được
dạy bảo nên mày mới thế!”,…

3. Đổ lỗi cho trẻ mà không xem xét rõ vấn đề. Ví dụ: “Em lúc nào cũng gây chuyện”; “Đó là tại

con mới ra nông nỗi này”, “Đó là lỗi của con”…

4. Hạ thấp, xem thường trẻ. Ví dụ: “Con thì chỉ đến thế là cùng!”; “Đúng là đồ ăn hại, cô sẽ

chẳng làm nên tích sự gì đâu!”,…

5. Ngắt lời khi trẻ đang nói. Ví dụ: “Nhưng mà…”, “Thế còn...”, “Tại sao...”

6. Đưa ra lời khuyên, giải pháp, thuyết trình, giảng giải về đạo đức. Ví dụ: “Bố biết con phải

làm gì rồi, trước hết...”; “Đừng ngớ ngẩn, cái đó không quan trọng”, “Đã bảo thế rồi còn gì”,
“Biết ngay mà”; “Em phải...”

7. Đồng tình kiểu thương hại. Ví dụ: “Thật tội nghiệp, sao em luôn luôn gặp chuyện không

may”, “Con lại bị cô mắng nữa à”,… Sự đồng tình, tỏ ra thương cảm theo kiểu này thường
làm trẻ thấy yếu đuối, thiếu tự tin hơn.

8. Ra lệnh, đe doạ. Ví dụ: “Con phải làm xong ngay lập tức”, “Nếu con còn nói với bố mẹ như

thế, bố mẹ sẽ…”, “Nếu em còn nói với cô như thế thêm một lần nữa thì cô sẽ không tha thứ
cho đâu!”,...

‘…ЕŽЛ‰‰Š‡
–À…Š…м…

Kiến thức

đề xuất

2

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.