121
Chương 5:
Lắng nghe tích cực
Hoạt động:
LПÀ р ¿ǫ
Mục tiêu
Thực hành để hiểu lắng nghe tích cực.
Đối tượng
Cha mẹ và thầy cô giáo, những người chăm sóc, làm việc với trẻ
Thời gian
25 phút
Phương
pháp
Làm việc nhóm
Nguyên liệu
Một quả bóng mềm, nhỏ có thể nắm trong lòng bàn tay và tung
cho nhau trong vòng tròn.
Cách tiến hành
Bước 1
(10 phút)
Đề nghị tất cả học viên đứng thành vòng tròn. Tập huấn viên làm mẫu trước bằng
cách nói một câu ngắn gọn để học viên “chủ động lắng nghe”. Ví dụ, nói “Đôi khi anh
ấy đánh rất mạnh”. Các phản ứng của lắng nghe tích cực (tuỳ thuộc vào tín hiệu phi
ngôn ngữ của người nói) có thể là: “Bạn không thích khi anh ấy đánh bạn”; “Bạn cảm
thấy buồn khi anh ấy đánh đau”; “Bạn cảm thấy tức giận khi anh ấy đánh
đau”...
(phản ánh nội dung và cảm xúc)
Bước 2
(10 phút)
Khi học viên đã hiểu cách thức làm, hãy đề nghị mọi người cùng tham gia: người thứ
nhất nói một điều gì đó (Ví dụ: Tôi hơi lo lắng khi tham dự cuộc tập huấn này; Tôi lo
lắng khi con tôi đi ra đường) xong chuyền quả bóng cho người thứ 2. Người thứ 2 (đã
lắng nghe) sẽ phản ánh lại nội dung và thể hiện cảm xúc của người thứ nhất, sau đó
lại đưa ra câu nói của mình rồi chuyền quả bóng cho người nghe thứ ba.... Làm như
vậy khoảng 10 phút.
Kết luận
(5 phút)
Lắng nghe tích cực là lắng nghe bằng cả ánh mắt và trái tim, lắng nghe chân thành, cởi mở
để hiểu rõ nội dung và cảm xúc của người nói.