119
Chương 5:
Lắng nghe tích cực
Muốn quan hệ của cha mẹ, thầy cô với trẻ tốt thì giao tiếp giữa hai bên phải tốt. Khi nói tới giao tiếp
người ta thường cho rằng giao tiếp là “nói”, “nói chuyện”, “trò chuyện”... Thực tế thì “nói” chỉ là một phần
của giao tiếp. Phần “nghe” là một phần rất quan trọng, có khi còn quan trọng hơn cả phần “nói”, đặc
biệt trong các tình huống mới thiết lập các mối quan hệ hoặc khi trẻ đang gặp những khó khăn. Liệu
có phải vì thế mà con người có hai tai và một miệng? Đối với trẻ nói chung, đặc biệt trẻ mới lớn nói
riêng, việc người lớn lắng nghe và hiểu trẻ lại càng quan trọng.
Ai cũng muốn được lắng nghe vì điều đó có nghĩa là người nghe đang muốn hiểu bạn. Người nghe
tin rằng những điều bạn nói là có giá trị và đáng chú ý. Trẻ cũng vậy. Trẻ muốn được hiểu, cảm thấy
có giá trị, được tôn trọng, yêu thương (Chương 1). Trẻ sẽ cảm thấy như vậy nếu được lắng nghe, lắng
nghe một cách tích cực. Làm sao để cho trẻ thấy là bạn đang lắng nghe tích cực, không những “nghe”
mà còn “hiểu”?
Lắng nghe tích cực là:
Lắng nghe một cách chân thành, chăm chú, gợi mở (lắng nghe bằng cả ánh mắt và
trái tim)
Hiểu rõ được nội dung của người nói
Hiểu rõ được cảm xúc của người nói
Ví dụ: Con bạn vào nhà và nói “Con ghét bạn Minh! Bạn ấy không cho con chơi cùng với bạn ấy, không
cho con chơi đồ chơi”. Sau khi nghe, bạn sẽ phản ứng thế nào? Có cha mẹ nói “không sao, con có thể
chơi với các bạn khác”. Nếu trả lời như vậy là bạn đã bỏ qua hoặc không thừa nhận cảm xúc của trẻ. Với
trẻ, câu nói của bạn khi đó có hàm ý “con chả sao cả, mẹ biết cách giải quyết rồi”.
Cha mẹ có thể phản hồi “Con cảm thấy tức giận với bạn Minh vì hôm nay bạn ấy không cho con chơi
cùng à?.” Nếu như vậy thì bạn đã bắt đầu một quá trình lắng nghe tích cực, bởi vì thông qua phản hồi
(về suy nghĩ và cảm xúc) của trẻ, bạn đã khuyến khích trẻ nói tiếp với cha mẹ “Vâng, hôm qua bạn ấy
cho con chơi, nhưng hôm nay con không mang đồ chơi của con đi”.
“Như thế là bạn Minh muốn con phải mang theo một đồ chơi nào đó khi chơi cùng?”. “Vâng, con
nghĩ thế”.
ЛÀ
м
ЗЪ
зЛ
À
м
Kiến thức
đề xuất
1