136
Phương pháp
Kỷ luật tích cực
Lắng nghe tích cực để giúp trẻ khi gặp
khó khăn
(tham khảo)
Bước 1: Phản hồi bằng cách nhắc lại nội dung câu chuyện cũng như cảm xúc của người nói. Ví
dụ: Người nói: “Con rất sợ đi bác sĩ chữa răng”. Phản hồi: “Con rất sợ đi bác sĩ chữa răng à”.
Bước 2: Xác nhận cảm xúc. Làm cho người nghe thấy được cảm xúc của họ là bình thường,
tự nhiên đối với con người. Trong ví dụ trên: “Nhiều người cũng sợ như vậy. Chữa răng đúng
là có đau”.
Bước 3: Khích lệ. Người nghe có nhiệm vụ tìm ra những điểm tốt của người nói để khích lệ họ.
(Trẻ cần được khích lệ để có thêm sức mạnh). Ví dụ: “Con là một người dũng cảm”.
Bước 4: Cùng trẻ tìm giải pháp. Sau khi lắng nghe tích cực và làm cho người nghe cảm thấy
cảm xúc của họ là bình thường (nhiều người khác trong hoàn cảnh đó cũng có cảm xúc tương
tự) để họ có thể trở lại trạng thái bình tĩnh và làm cho họ cảm thấy được khích lệ và mạnh mẽ
hơn ta có thể giúp người nói tìm ra cách giải quyết vấn đề của họ. Ví dụ: “Lần sau con sẽ làm
gì?”. “Lần sau con sẽ nói gì với bản thân mình?”