139
Chương 6:
Khích lệ -nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ cho trẻ
з
ЬÀ
м
²
м
Kiến thức
đề xuất
1
Chán nản và thiếu động cơ hoạt động
Có rất nhiều trẻ ở lứa tuổi khác nhau có tiềm năng nhưng cảm thấy chán
nản về năng lực của mình, mất dần hứng thú, động cơ học tập,
hoạt động. Trẻ tin rằng mình không thể “khá” lên được, đánh
giá thấp về bản thân mình, không vượt qua được khó khăn,
dễ bỏ giữa chừng, kém tự tin. Các nhà nghiên cứu về giáo
dục kết luận rằng “tất cả những đứa trẻ “hư” hay có hành
vi không phù hợp đều là những đứa trẻ chán nản”. Khi
chán nản, trẻ không còn hứng thú hoạt động và động
cơ hoạt động nữa.
Chán nản là nguyên nhân của hầu hết những
thất bại học đường, đặc biệt với trẻ em tuổi mới
lớn. Một số em cho rằng mình không đáp ứng
được mong mỏi của thầy cô, cha mẹ. Một số
thấy cha mẹ, thầy cô không đánh giá mình
đúng mức. Trong trường hợp đó, trẻ sẽ quyết
định không đáp lại các mong mỏi, các tiêu
chuẩn do người lớn đề ra cho trẻ nữa. Trẻ mất
dần hứng thú và cố gắng, trong khi cuộc sống
là một quá trình cố gắng liên tục.
Củng cố tích cực
Khi còn nhỏ, hầu hết trẻ em đều năng động, tích cực, yêu thương và thán phục thầy cô, người lớn. Tất
cả chúng ta đều thấy con em mình thể hiện sự cố gắng. Vì thế dường như trẻ cũng nhận được nhiều
nụ cười và sự quan tâm hơn từ mọi người xung quanh. Ví dụ khi trẻ được điểm cao, sẽ được người lớn
và bạn bè công nhận, tán thưởng. Mọi người đối xử tích cực với trẻ, trẻ cũng dễ dàng đáp lại bằng sự
tích cực, hợp tác. Cảm xúc được yêu thương, tôn trọng và cảm giác vui thích lại củng cố thêm các cảm
xúc tích cực khác bên trong trẻ. Khi trẻ có một hành vi tích cực, người lớn có những phản ứng mang
tính chất củng cố. Cứ như vậy một thói quen tốt dần được hình thành. Quá trình hình thành này diễn
ra như vòng xoắn trôn ốc chứ không phải đơn thuần như một đường thẳng. Có khi một thói quen đã
được hình thành nhưng nếu không được củng cố thường xuyên nó có thể thay đổi.