173
Chương 7:
Chế ngự căng thẳng và tức giận
Dấu hiệu và tác động của sự căng thẳng
Căng thẳng
(stress) là phản ứng của con người đối với một tác nhân được coi là có hại cho thể chất và
tâm lý con người. Có rất nhiều
tác nhân
(các yêu cầu hay thách thức) gây căng thẳng:
Sự kiện trong cuộc sống:
mất người thân, bạn thân, ly dị, bị thương, tai nạn, rủi ro, mất việc, nghỉ
hưu, có thai, khó khăn về tài chính, nợ tiền bạc, thay đổi điều kiện sống, mất mùa, thiên tai,...
Phức tạp rắc rối hàng ngày:
tắc đường, bất đồng với người quen, quá ồn, quá lộn xộn, thời tiết khó
chịu, các mối bận tâm hàng ngày với con trẻ,…
Công việc:
quá nhiều việc, phải cố gắng quá sức, việc lặp đi lặp lại đơn điệu, không tự chủ được
công việc, công việc nguy hiểm, độc hại, trách nhiệm quá nặng nề, thời hạn phải xong việc đến
gần, áp lực công việc...
Tất cả các tác nhân trên đều là tác nhân bên ngoài. Nhưng cũng có các tác nhân bên trong như xung
đột nội tâm (phải chọn giữa hai mục đích, hành động mâu thuẫn nhau - đi dự tập huấn hay tham dự
một sự kiện quan trọng khác; chọn 1 trong 2 hoạt động thích thú...), các suy nghĩ, đánh giá tình huống,
sự kiện một cách tiêu cực cũng có thể gây căng thẳng (tức giận, sợ hãi, lo âu, buồn bã, ghen ghét,
khủng hoảng,…). Cuối cùng, vấn đề sinh lý cũng có thể gây căng thẳng: tăng trưởng tuổi mới lớn, kinh
nguyệt với phụ nữ, ốm đau, tuổi già, thiếu kinh nghiệm, vận động ít, dinh dưỡng tồi,…
Như thế căng thẳng là thực tế cuộc sống. Thường chúng ta nghĩ các nguyên nhân gây căng thẳng đều
là tiêu cực nhưng cũng có các sự kiện gây căng thẳng nhưng tích cực: chuyển đến nhà mới, được đề
bạt lên vị trí cao hơn nhưng trách nhiệm nặng nề hơn, vụ mùa bội thu phải thu hoạch gấp… Ở chừng
mực nào đó, căng thẳng cũng có tác dụng cảnh báo cho sự an toàn và sức khoẻ thể chất và tinh thần
của bạn. Căng thẳng một chút có thể kích thích bạn tìm hướng giải quyết khó khăn. Khi bị căng thẳng
có nghĩa là có điều gì đó phải thay đổi.
Cha mẹ và thầy cô thường gặp những căng thẳng gì trong nuôi dạy và giáo dục trẻ? Với cha mẹ, việc
con cái ốm đau, tiền học, khó khăn ở trường, giờ giấc, quan hệ bạn bè, rắc rối trong cuộc sống… rất có
thể gây căng thẳng. Nỗi lo làm cha mẹ có khi kéo dài suốt đời. Với thầy cô, yêu cầu ngày càng tăng của
chất lượng giáo dục là áp lực rất lớn. Ngoài ra, quan hệ thầy-trò, quan hệ giữa học trò với nhau, vấn đề
giờ giấc, học hành, các hành vi có vấn đề của học sinh… đều có thể gây căng thẳng. Cha mẹ và thầy
cô nên lưu ý rằng dù nguyên nhân sự căng thẳng ở người lớn có liên quan đến trẻ hay không thì trẻ
em vẫn thường là người hay phải chịu tác động tiêu cực nhất. Trong nhiều trường hợp trẻ em bị trừng
phạt về thân thể và tinh thần vì sự căng thẳng hay tức giận của người lớn. Theo nghĩa này, hiểu và biết
cách giảm bớt căng thẳng không chỉ tốt cho người lớn mà còn rất có lợi cho trẻ.
м
£Н
и
Е
£Н
Kiến thức
đề xuất
1