41
Chương 2:
Một số cách kỷ luật trẻ không phù hợp
Trừng phạt là gì?
Trừng phạt trẻ em là các biện pháp mà một người nào đó (thường là người lớn) thực hiện với trẻ em
nhằm thay đổi hành vi tiêu cực ở trẻ em, nhưng lại gây ra sự đau đớn về mặt thể chất và tinh thần cho
trẻ, có hại cho sự phát triển của trẻ.
Các hình thức trừng phạt trẻ em
Trừng phạt thân thể:
Là những hành vi gây ra thương tích, đau
đớn trên cơ thể trẻ em, làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thân
thể của trẻ em. Ví dụ: đánh bằng roi, bằng gậy; cốc đầu, véo hoặc
xoắn tai; tát, đá, đạp vào người; trói, nhốt, treo cây, bắt quỳ trên
sỏi, bắt đứng vào tổ kiến; bắt làm việc quá sức; không cho ăn,
không cho uống,…
Trừng phạt tinh thần:
Là những hành vi gây ra những tổn thương
về mặt tâm lý, tình cảm, tinh thần của trẻ em. Ví dụ: mắng chửi,
quát mắng thậm tệ; sỉ nhục, chế nhạo, làm trẻ xấu hổ, dọa nạt,
đe dọa làm trẻ hoảng loạn, bỏ rơi, không chăm sóc trẻ,…
Trong nhiều trường hợp, trừng phạt tinh thần thường xảy ra cùng với trừng phạt thân thể. Tuy nhiên,
trừng phạt tinh thần khó được phát hiện hơn về trừng phạt thân thể. Trừng phạt tinh thần có thể diễn
ra dưới các dạng như sau:
Mắng, chửi: Thường người lớn thể hiện với giọng nói to, khắc nghiệt, có khi hạ nhục trẻ. Tệ hại hơn
là việc mắng chửi đó diễn ra trước mặt người khác hay bạn bè làm trẻ mất mặt, xấu hổ. Nói chung
mắng chửi là cách giáo dục thiển cận, không hiệu quả.
Chế nhạo trẻ: Một số người lớn hay đùa cợt, trêu chọc trẻ bằng cách hỏi những câu hỏi khó trả lời
hay khi trẻ hỏi thì đưa ra các câu trả lời có vẻ ngớ ngẩn để chế nhạo trẻ. Có khi người lớn chế nhạo
điểm gì đó thuộc tính cách của trẻ. Chính điều này có thể dẫn đến sự vô lễ của trẻ với người lớn,
thậm chí chửi lại, vì trẻ thấy mình là đối tượng chế nhạo của người lớn. Người lớn trong trường
hợp bị chế nhạo cũng có thể có phản ứng tương tự.
йД¿ǫ
¿и
йД
Kiến thức
đề xuất
1