KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 50

42

Phương pháp

Kỷ luật tích cực

Làm trẻ xấu hổ: Đó là việc hạ nhục trẻ, đặc biệt là trước mặt người khác. Người lớn thường làm
điều này vì quan tâm tới thể diện của chính mình với những người lớn khác (được chứng kiến hay
biết hành vi “hư” của trẻ).

Làm trẻ sợ: Lợi dụng trí tưởng tưởng, tâm lý của trẻ để ngăn trẻ không làm những hành vi nào
đó, hình thành những suy nghĩ sai lệch ở trẻ: trẻ sợ ma, sợ tổ kiến, sợ nhện, bóng tối.... Nguời lớn
thường hay dùng cách này với trẻ nhỏ. Nếu dùng nhiều sẽ có thể hình thành nỗi ám ảnh, sợ hãi
ở cả trẻ và người lớn. Ví dụ, hồi nhỏ một người bị dọa nhện nhiều lần dẫn đến hình thành nỗi ám
ảnh, sợ hãi và khi trưởng thành vẫn khó chấp nhận việc nhện chăng tơ bắt muỗi trong nhà là con
vật bình thường, vô hại.

Đe dọa: Nhiều người lớn rất hay làm điều này với trẻ. Họ cho rằng trẻ hiểu hết những lời dọa của
người lớn dù thực tế không phải như vậy. Vì chưa có khả năng xét đoán như người lớn nên dù bị
đe doạ, trẻ vẫn lặp lại các hành vi không mong muốn. Vì sự chú ý của trẻ là có giới hạn, để trẻ sợ,
người lớn phải nhắc đi nhắc lại lời đe dọa của mình làm sao cho trẻ thường xuyên “sợ”. Về lâu dài,
điều này rất tai hại, bởi vì sau này khi người lớn chuyển sang sử dụng lý lẽ để giải thích trẻ vẫn
thấy khó chấp nhận và vẫn có xu hướng phản đối về mặt nhận thức. Ví dụ, người lớn đe dọa sẽ
bán trẻ sang Trung Quốc, dọa đánh, dọa nhốt vào phòng tối một mình,…

Ai cũng có thể đã từng mắc lỗi như đánh vỡ bát, cốc chén, đứt tay, làm bẩn quần áo, làm đổ mực,
mất sách vở, để quên đồ, bị điểm kém, trượt một kỳ thi, đi
xe máy phạm luật bị phạt tiền.... Mắc lỗi là một phần
của cuộc sống, là một phần của quá trình học
tập và trưởng thành của tất cả mọi người. Như
thế,

mắc lỗi là bình thường, tự nhiên

, ai cũng có

thể mắc. Khi đã thành phụ huynh hay thầy cô
chúng ta vẫn có thể mắc lỗi.

Khi trẻ mắc lỗi, người lớn có thể bỏ qua và
giải thích kỹ cho trẻ hiểu để rút kinh nghiệm
lần sau làm khác đi. Nhưng thay vì vậy, trên
thực tế, nhiều người lớn dùng các hình phạt
không liên quan đến hành vi mắc lỗi của trẻ
để xử lí, ví dụ bắt trẻ phải trực nhật lớp, dọn
nhà vệ sinh vì quên làm bài tập hoặc chửi rủa
là “đồ ăn hại”, “vô tích sự”... Khi bị đối xử như
vậy trẻ sẽ buồn, khóc, giận người lớn, có khi
chán nản muốn bỏ học, muốn trả đũa,…
Ngược lại, nếu mắc lỗi mà được người lớn
dùng các phương pháp kỷ luật tích cực thì
trẻ vẫn thay đổi được hành vi không mong
muốn nhưng vẫn cảm thấy được yêu thương,
tôn trọng, an toàn, được hiểu và thấy mình có
giá trị, phẩm giá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.