43
Chương 2:
Một số cách kỷ luật trẻ không phù hợp
Trừng phạt và xâm hại
Trừng phạt thân thể và tinh thần cũng như các hành vi xâm hại (ngược đãi, hành hạ,…) đều là các hình
thức bạo lực. Nhưng để can thiệp phù hợp, cần phải hiểu sự khác nhau giữa hai hình thức bạo lực này:
Thường gây ra tổn thương thân thể
nhẹ. Ví dụ, như đánh đập, tát, xỉ vả...
Cha mẹ, thầy cô, người lớn thường
coi đó như một hình thức giáo dục
và muốn tốt cho trẻ.
Người lớn trừng phạt trẻ em thường
không thừa nhận rằng trừng phạt
là bạo lực mà coi đó là cách thức để
mình giáo dục, dạy dỗ trẻ em.
Tính nghiêm
trọng
Mục đích
Nhận thức
Gây ra tổn thương thân thể và tinh
thần nhẹ hoặc nghiêm trọng. Bao
gồm cả xâm hại về tình dục.
Thường thì không nhằm mục đích
giáo dục mà chỉ để thỏa mãn mục
đích cá nhân của mình: giải sầu,
trút giận…
Người lớn xâm hại trẻ có thể có
nhận thức về hành động bạo lực
của mình nhưng vẫn thực hiện.
Trừng phạt
Xâm hại
Để nhận dạng được một hành vi là xâm hại, cần chú ý tới 3 điểm:
Bạo lực gây tổn hại cho sự phát triển của trẻ:
Bất cứ hành vi bạo lực nào với trẻ (kể cả thể chất
và tinh thần) đều gây tổn hại cho sự phát triển của trẻ, cho dù người lớn không có ý định đó.
Bạo lực là lạm dụng quyền lực:
Cá nhân sử dụng bạo lực với trẻ là người đã lạm dụng quyền lực
mà họ có đối với trẻ. Trong hầu hết các trường hợp, người sử dụng bạo lực với trẻ lại là người có
mối quan hệ gần gũi, thường xuyên với trẻ như ông bà, cha mẹ, thầy cô...
Bạo lực tồn tại dưới các hình thức khác nhau:
Về thân thể, về tinh thần và tình dục. Bạo lực có
thể tồn tại dưới hình thức lạm dụng hay sao nhãng.
Trừng phạt thân thể và tinh thần cũng là một hình thức bạo lực xâm phạm quyền trẻ em và gây hại cho sự
phát triển của trẻ (sẽ bàn ở chương 3).