KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 53

45

Chương 2:

Một số cách kỷ luật trẻ không phù hợp

Hậu quả về mặt thể chất

Đánh đập, trừng phạt trẻ là một hình thức

bạo lực, gây đau đớn và thương tích. Nó để
lại những vết thương trên cơ thể trẻ, làm ảnh
hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Trường
hợp cá biệt, đánh đập trẻ có thể gây tàn tật
suốt đời.

Hậu quả về mặt tâm lý, tinh thần

Làm trẻ thấy lẫn lộn, không hiểu rõ được về sự

việc. Ví dụ: Trẻ không hiểu tại sao cha mẹ nói yêu
thương mình nhưng bản thân chỉ thấy đau đớn
khi bị đánh, không hiểu mình đã làm gì sai và
đáng lẽ phải làm gì cho đúng.

Làm trẻ lo lắng, bẽ mặt, nhục nhã, hạ thấp lòng

tự trọng, tự tin.

Làm trẻ cảm thấy mình ít có giá trị, có khi thù

ghét bản thân và người khác. Khi nghĩ là “mình
chả ra gì” trẻ có thể làm những hành động
“chẳng ra gì”. Đó là một vòng luẩn quẩn.

Khi bị trừng phạt trẻ cảm thấy “lỗi” của mình đã

được “trả” và có thể lặp lại lần khác.

Làm trẻ tức giận và mong muốn trả thù người lớn.

Làm trẻ tìm cách lừa dối người lớn để lần sau tránh bị trừng phạt.

Đánh đập trẻ liên tục sẽ làm trẻ trở nên trơ lì, miễn dịch. Trẻ không học được tính kỷ luật, có

chăng chỉ là học được một tấm gương xấu.

Duy trì vòng luẩn quẩn bạo lực trong gia đình, xã hội. Trẻ sẽ hiểu sai rằng bạo lực là cách thức giải

quyết vấn đề, đánh người nhỏ hơn và yếu hơn là bình thường.

Cha mẹ, người lớn sẽ phải tìm ra các phương pháp kỷ luật khác khi trẻ lớn hơn. Tại sao lại không

dùng các phương pháp hiệu quả ngay từ khi còn nhỏ?

Д‹•ƒ‘–”й‰’ŠД–
ŠØ‰Š‹Ч—“—Е˜
…×ŠД‹ǫ

Kiến thức

đề xuất

2

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.