KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 54

46

Phương pháp

Kỷ luật tích cực

Khi người lớn dùng hình phạt thể chất và tinh thần thì trẻ thường trở nên thụ động, nhút nhát, rụt rè, sợ
sai, đặc biệt khi có những người đó bên cạnh. Vì thế người lớn cho rằng đứa trẻ có tính rụt rè, nhút nhát.
Thật ra là khi đó trẻ sợ hoặc cảm thấy không được khích lệ.

Trừng phạt không hiệu quả và còn có hại

Trừng phạt trẻ chưa chắc đã khiến trẻ làm những gì người lớn muốn.

Trừng phạt làm cho trẻ sợ cha mẹ, thầy cô và những người lớn có “quyền” khác dẫn đến tâm lý

luôn e sợ, tự ti, nguy cơ học kém, học chậm.

Trẻ thường né tránh tình huống và những người chúng sợ. Trẻ có thể trốn tránh hoặc bỏ nhà, bỏ học.

Nếu cha mẹ, thầy cô phạt để trẻ sợ thì chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Trẻ bị đánh, phạt nhiều thường ít linh hoạt và kém thích nghi.

Một số nghiên cứu ở châu Á cho thấy, phong cách giáo dục kiểu gia trưởng, khắc nghiệt, dùng hình

phạt (mắng chửi, đánh, cấm làm một số điều trẻ thích) để kiểm soát con cái và mức độ sáng tạo của
trẻ có quan hệ tỉ lệ nghịch. Nói cách khác, cha mẹ càng dùng phong cách giáo dục kiểu trừng phạt
bao nhiêu trẻ càng có xu hướng kém sáng tạo bấy nhiêu.

а–˜‹У–“—Е‰Š‹²…и—˜Ф¯±–¯À–

ȋ‹‰‡” Ǥ ǡ͙͜͡͡Ȃ—ƒŠЫ‰‹пƒ…ŠƒФ˜–”ХȂ–‹Ž‹Ы—Šϩе‰†Н†Š…Š‘…ŠƒФȌ

Đét đít là cách phạt trẻ phổ biến của nhiều bậc cha mẹ, đặc biệt với trẻ nhỏ.

Đét đít hay được sử dụng để thay thế cho cách giao tiếp tích cực với trẻ khi trẻ có
hành vi tiêu cực.

Phần lớn trẻ bị đét đít khi người lớn đang tức giận trẻ.

Con trai bị cha mẹ đét đít nhiều hơn con gái.

Trẻ bị đét đít có xu hướng thể hiện các hành vi hung hãn nhiều hơn trẻ không
bị đét đít.

Đét đít có liên quan đến cảm giác tiêu cực về bản thân, về tính tự ti của trẻ.

Đét đít có thể ép trẻ tuân theo mong muốn của cha mẹ ngay lúc đó nhưng về lâu dài
nếu lạm dụng có thể làm tăng những hành vi tiêu cực bao gồm cả tội phạm vị thành
niên và giai đoạn người lớn sau này.

Những trẻ hay bắt nạt bạn ở trường thường là cũng bị bạo lực, bị trừng phạt thể
chất ở nhà.

Những người lớn hay đét đít hoặc đánh trẻ thường bị đối xử tương tự lúc còn nhỏ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.