47
Chương 2:
Một số cách kỷ luật trẻ không phù hợp
Mục tiêu
Tìm hiểu xem hành động đét đít mà người lớn hay dùng với trẻ
nhỏ có tác động như thế nào
Đối tượng
Cha mẹ và thầy cô giáo, những người chăm sóc, làm việc với trẻ
Thời gian
10 phút
Phương
pháp
Suy nghĩ nhanh và chia sẻ
Nguyên liệu
Giấy A0, bút dạ hoặc bảng, phấn
Cách tiến hành
Bước 1
(5 phút)
Chia học viên thành các nhóm, mỗi nhóm 2 – 3 người. Phát cho mỗi nhóm Tài liệu phát tay
“Đét đít”. Bạn cũng có thể viết lên bảng hoặc viết sẵn lên 1/2 tờ giấy A0. Đề nghị học viên
thảo luận theo câu hỏi.
Bước 2
(3 phút)
Đề nghị học viên chia sẻ lại suy nghĩ, kết quả thảo luận của mình.
Gợi ý hướng phân tích:
Có thể An đang xem xét việc mình cắn Vinh có làm cho bạn phải làm theo điều An muốn
hay không. Đánh An lúc này chỉ củng cố suy nghĩ rằng làm đau người khác là bình thường,
là chấp nhận được khi mình tức giận ai đó, hoặc ai đó làm trái ý mình. Cách thức hiệu quả
hơn là dạy An cách dùng lời nói khi tức giận hoặc muốn ai đó nghe theo mình. Ở giai đoạn
đầu An muốn cha mẹ, thầy cô hiểu rằng con gấu đó đối với An rất quý. “Không được cắn”’
là điều người lớn phải nói rất rõ và nhất quán với An. Tuy nhiên, An cũng cần thầy cô, cha
mẹ hiểu rõ xem câu chuyện đã diễn ra như thế nào. Nếu An tin rằng cảm xúc của mình mà
không được xem xét một cách nghiêm túc thì An sẽ không muốn thay đổi hành vi.
Kết luận
(2 phút)
Khi bị đét đít, trừng phạt, trẻ có thể dừng hành vi tiêu cực của mình ngay lập tức.
Nhưng dần dần trẻ học được rằng khi tức giận thì làm đau người khác là có thể chấp
nhận được.
И¯дǣ
ЙОд¿а
¯±¯À