năng. Đối với anh, tại thời điểm mới bắt đầu thu thập vốn sự nghiệp,
“tốt”nghĩa là viết được một kịch bản đủ hay để một người đại diện phải liên
lạc với anh. Không hề có sự mơ hồ nào về định nghĩa thành công của mục
tiêu này.
Bước 4: Kéo giãn hay phá hủy
Chúng ta hãy cùng trở lại bài báo của Geoff Colvin được nêu trên. Ông đã
đưa ra lời cảnh báo về luyện tập có chủ đích:
Thật thoải mái khi làm những việc mà chúng ta biết cách làm tốt, và đó
chính xác là điều đối nghịch với những gì mà luyện tập có chủ đích đòi
hỏi… Luyện tập có chủ đích trên hết là nổ lực của sự tập trung. Đó là điểm
khiến nó trở nên “có chủ đích”, khác hẳn với việc chơi đàn hay đánh tennis
một cách thờ ơ mà hầu hết mọi người thực hiện.
Nếu bạn có mặt và làm những gì người khác yêu cầu, thì như Anders
Ericsson đã nói ở phần đầu chương này, bạn sẽ đạt đến “mức độ chấp nhận
được”trước khi bạn chạm mức ổn định. Tin tốt về việc luyện tập có chủ đích
đó là nó sẽ đẩy bạn vượt qua khỏi mức ổn định và vào một nơi mà có rất ít
sự cạnh tranh. Tin xấu là lý do rất ít người đạt được điều này nằm ở đặc
điểm mà Colvin đã cảnh báo chúng ta: Luyện tập có chủ đích là sự đối
nghịch với tình trạng thoải mái.
Tôi rất thích thuật ngữ “kéo giãn”để mô tả cảm giác của việc luyện tập có
chủ đích vì nó rất giống với trải nghiệm của chính tôi trong hoạt động này.
Khi tôi học một phương pháp giải toán mới - một trường hợp điển hình của
luyện tập có chủ đích - cảm giác không thoải mái trong đầu tôi cũng gần
giống như sự căng thẳng về thể chất, như thể các nơ-ron trong não tôi đang
biến đổi thành một hình thể khác. Bất kỳ một nhà toán học nào cũng sẽ thừa
nhận rằng cảm giác kéo giãn này cực kỳ khác biệt so với cảm giác thoải mái
khi áp dụng một phương pháp mà bạn đã thuần thục. Tuy nhiên sự kéo giãn
này - như bất kỳ một nhà toán học nào cũng đều sẽ thừa nhận - chính là tiền
đề để trở nên tốt hơn.