Đây là điều mà bạn cần trải nghiệm trong quá trình theo đuổi cái “tốt”. Nếu
bạn đang thoải mái, điều đó có nghĩa là bạn đang bị mắc kẹt ở mức chấp
nhận được.”
Tuy nhiên, vượt ngưỡng thoải mái chỉ là một phần của luyện tập có chủ
đích; phần còn lại chính là tiếp nhận những phản hồi chân thật - kể cả khi nó
phá hủy cái mà bạn từng nghĩ là tốt. Như Colvin giải thích trong bài báo
đăng trên Fortune: “Có thể bạn nghĩ rằng bài luyện tập cho buổi phỏng vấn
của bạn đã hoàn hảo, nhưng ý kiến riêng của bạn không có giá trị.“Thật dễ
để bạn cho rằng những gì bạn làm đã đủ tốt và gạch nó khỏi danh sách công
việc của bạn, nhưng chỉ có những phản hồi chân thật, đôi khi khắc nghiệt,
mới giúp bạn biết được đâu là điều bạn nên thay đổi hướng tập trung để tiếp
tục tiến bộ.
Trong trường hợp của Alex Berger, anh làm tất cả mọi thứ để giữ cho nguồn
thông tin phản hồi liên tục đến với mình. Alex nhớ lại trong năm đầu tiên
mà anh nghiêm túc theo đuổi vốn liếng sự nghiệp trong lĩnh vực viết kịch
bản truyền hình, anh cùng lúc viết hai kịch bản thử nghiệm: một cho VH1 và
một với một nhà sản xuất mà anh gặp tại National Lampoon. Trong cả hai
trường hợp, anh đều làm việc với những chuyên gia, những người không
ngần ngại chỉ cho anh thấy trong kịch bản của anh chỗ nào tốt và chỗ nào
không. Mặc dù bây giờ anh cảm thấy có phần nào đó “bẽ mặt”về chất lượng
kịch bản mà anh đã gửi đi để nhận phản hồi tại thời điểm đó, nhưng anh
cũng thừa nhận rằng chính những phản hồi thẳng thắn và liên tục mà anh
nhận được đã khiến năng lực viết lách của anh tiến bộ rất nhanh.
Bước 5: Kiên nhẫn
Trong bài phỏng vấn năm 2007 với Charlie Rose, đây là cách Steve Martin
phân tích chiến thuật học đàn banjo của ông: “[Tôi nghĩ rằng] nếu tôi kiên trì
với nó, thì đến một ngày nào đó tôi sẽ chơi đàn được 40 năm, và bất kỳ ai
dính với một thứ gì đó trong 40 năm hẳn nhiên sẽ rất giỏi làm việc đó.”
Đối với tôi, đây là ví dụ của sự kiên nhẫn phi thường. Học chơi đàn banjo
rất khó, vì thế mà Martin sẵn sàng nhìn xa hơn vào 40 năm trong tương lai