công việc mang tính tự giác, cá nhân, nhưng cũng mang tính chất xã hội sâu
sắc, thậm chí có thể nói đây là một nhiệm vụ xã hội lớn lao và cao đẹp. Gia
đình không chỉ là một trong những môi trường đào tạo nhân cách cho thế hệ
trẻ, mà chính là môi trường giáo dục trẻ có vị trí đặc biệt quan trọng, toàn
diện, trực tiếp so với các tổ chức giáo dục của nhà nước và xã hội. Và cha mẹ
là người có trách nhiệm, nghĩa vụ lớn nhất đối với xã hội trong việc giáo dục
trẻ để đào tạo những con người mới phù hợp với thời đại mới, với yêu cầu
mới của xã hội hiện nay.
LÀM CHA MẸ - MỘT “NGHỀ
NGHIỆP” ĐẶC THÙ
Tình yêu
Tình yêu thương con cái chính là tiền đề cho nhu cầu giáo dục ở các bậc
cha mẹ - để con mình trở thành người có nhân có nghĩa và thành công trong
cuộc sống sau này. Thế nên cha mẹ tham gia vào việc giáo dục con một cách
tự nguyện, nhiệt tình và vô tư. Giáo dục con không những là trách nhiệm đối
với xã hội, mà còn là hạnh phúc lớn lao của người làm cha mẹ.
Khác với giáo dục nhà trường là dựa vào trách nhiệm và nghĩa vụ của học
sinh, trong gia đình, việc dạy dỗ con cái diễn ra trên cơ sở tình cảm yêu
thương và tin cậy lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái. Chính vì vậy, những tác
động trong gia đình của cha mẹ dễ được trẻ tiếp nhận hơn. Cuộc sống tràn đầy
tình yêu giữa những người ruột thịt là điều kiện tốt nhất để giáo dục cho trẻ
tình cảm, đạo đức và trách nhiệm đối với mọi người, với những người thân -
điều mà các tổ chức xã hội khác không thể làm được.
Sự cá biệt
Trong khi giáo dục nhà trường chú ý đến số đông trẻ ở một lứa tuổi, một
trình độ nhất định để hướng tới sự phát triển bình thường ở những trẻ bình
thường, thì giáo dục gia đình quan tâm đến mỗi đứa con cụ thể về giới tính,
sức khỏe, cá tính… để đặt ra những yêu cầu cụ thể với từng em.
Cha mẹ biết rõ hơn ai hết những đặc điểm riêng của mỗi đứa con, những
sở thích, nhu cầu, mặt mạnh, mặt yếu, cả những thiếu hụt trong sự phát triển
của con, do đó có thể tiến hành các biện pháp giáo dục bổ sung kịp thời.
Tính thực tế
Giáo dục gia đình trước hết gắn với lợi ích thực tế của gia đình theo tiêu
chuẩn đánh giá đang tồn tại trong gia đình. Vì vậy, so với giáo dục trong nhà
trường, giáo dục gia đình linh hoạt hơn, thích ứng nhanh với những biến đổi
trong xã hội và sự phát triển của bản thân đứa trẻ.
Mặt khác, giáo dục gia đình được thực hiện trong chính cuộc sống của gia
đình, thông qua những hoạt động thực tiễn của đứa trẻ vì lợi ích chung của gia
đình, lý thuyết luôn gắn với thực hành, những lời dạy bảo luôn đi kèm với
những nhiệm vụ, những công việc được giao. Do đó, kinh nghiệm được hình
thành sâu sắc và bền vững hơn.
Hơn nữa, giáo dục gia đình diễn ra hằng ngày, trong cuộc sống chung, có
45