KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 47

“Với những người làm cha mẹ thì việc giáo dục trong gia đình trước tiên
là tự giáo dục.”

- Nadezhda Krupskaya,

Tiến sĩ Giáo dục người Nga

khả năng đáp ứng kịp thời những yêu cầu đặt ra, giải quyết hiệu quả các tình
huống nảy sinh trong cuộc sống.

Sự ảnh hưởng lẫn nhau

Tất cả các thành viên gia đình ảnh hưởng lẫn nhau theo những cơ chế

phức tạp. Cách xử sự của trẻ em cũng ảnh hưởng đến nhân cách cha mẹ. Như
vậy, trẻ em cũng tham gia “giáo dục” ngược lại cha mẹ của mình. Nhiều khi
qua việc tiếp xúc rộng rãi với bạn bè, nhà trường và các phương tiện thông tin
đại chúng, trẻ em nắm bắt nhanh những khuynh hướng phát triển mới. Vì vậy,
cha mẹ không chỉ là người truyền đạt kiến thức cho con cái, mà họ còn có thể
học tập được nhiều điều mới mẻ ở con mình.

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ
THỰC HIỆN TỐT VAI TRÒ LÀM CHA
MẸ

Nguyên tắc 1.

Trong gia đình cha mẹ nên là những tấm gương sáng cho

trẻ noi theo. Đây là nguyên tắc quyết định, có tầm quan trọng đặc biệt lớn lao
đối với công tác giáo dục trẻ em. Vì con cái trong gia đình cũng như trẻ em
nói chung rất nhạy cảm và hay bắt chước. Vậy cha mẹ trước hết phải làm
gương từ cử chỉ, lời nói đến việc làm… Cha mẹ cũng cần thống nhất nguyên
tắc và phương pháp giáo dục trong gia đình, tránh hiện tượng “Trống đánh
xuôi, kèn thổi ngược” khi mẹ nói đúng, cha lại bảo sai.

Không những thế, cha mẹ còn phải tìm hiểu, trau dồi kinh nghiệm của

những nhà giáo dục và những người cha người mẹ khác. Cha mẹ cần đặt gia
đình trong hệ thống giáo dục chung của xã hội, phối hợp chặt chẽ với các thiết
chế xã hội khác như nhà trường, các tổ chức xã hội… để giáo dục con em với
tinh thần chủ động. Có như thế cha mẹ mới làm tròn nhiệm vụ, vai trò của
mình.

Nguyên tắc 2.

Yêu thương con vô điều kiện, dù con là đứa trẻ bình thường

hay khuyết tật, dù con đẹp hay xấu, dù con năng động hay chậm chạp… Cha
mẹ cần coi mỗi đứa con là một bản thể duy nhất, độc đáo và có giá trị riêng,
tránh so sánh con với bất kỳ ai hay đối xử phân biệt giữa đứa con này và đứa
con khác.

Nguyên tắc 3.

Cha mẹ cần nắm vững đặc điểm riêng của từng đứa con,

hiểu con mình về tâm sinh lý, nguyện vọng, sở trường, khả năng nhận thức…
để có phương pháp giáo dục phù hợp. Chú ý giáo dục trẻ từ sớm với thái độ
nghiêm khắc nhưng tôn trọng con; bao dung, độ lượng và yêu thương đúng
mực; biết biểu dương, khen ngợi trẻ để chúng tự điều chỉnh bản thân.

46

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.