KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 49

Mặt khác, trong thời đại bùng nổ thông tin với sự tiến bộ của khoa học kỹ

thuật, sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, thế hệ trẻ được
tiếp thu một khối lượng thông tin lớn từ rất nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh
đó, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn, trẻ em phát triển nhanh hơn so
với trước cả về thể chất và tâm lý. Điều này tạo ra rào cản tâm lý nhất định
giữa cha mẹ và con cái. Hơn nữa, ngày nay thời gian chuẩn bị cho trẻ bước
vào đời kéo dài thêm do sự phức tạp hóa của hoạt động và lao động xã hội.
Thời gian trẻ ngồi trên ghế nhà trường lâu hơn và trẻ bắt đầu cuộc sống tự lập
có thể chậm hơn so với cha mẹ. Có thể thấy, sự tiến bộ xã hội và văn hóa càng
nhanh càng tạo ra sự khác biệt giữa các thế hệ trên các phương diện học vấn,
trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, thị hiếu thẩm mỹ…

Khoảng cách thế hệ ấy làm nảy sinh mối xung đột giữa cha mẹ và con cái.

Cha mẹ khó dạy bảo con vì họ thường không hiểu được những đặc trưng tâm
sinh lý của con, không kịp thời thay đổi cách ứng xử phù hợp với từng độ tuổi
của con cái. Xung đột xuất phát từ mâu thuẫn giữa cảm giác trưởng thành,
nhu cầu muốn vươn lên làm người lớn của trẻ với địa vị thực tế và cách đối
xử “con bao giờ cũng chỉ là đứa trẻ” của người lớn nói chung và cha mẹ nói
riêng. Xung đột này gây ảnh hưởng không tốt đến vai trò giáo dục của cha mẹ
đối với sự phát triển nhân cách của trẻ em. Bởi vì đối với trẻ em, những mối
liên hệ với gia đình, đặc biệt là với cha mẹ sẽ quy định phương thức ứng xử
và đời sống tình cảm của chúng với các cá nhân khác mà chúng sẽ trải qua
sau này. Một mối liên hệ với cha mẹ tốt đẹp sẽ đem đến cho chúng sự phấn
khởi, tin cậy, lòng biết ơn và sự hào hiệp; ngược lại, sẽ tạo ra sự bất an, ganh
tỵ, nghi ngờ và cả sự co mình nữa. Vì thế, quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con
cái sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển một nhân cách tốt đẹp sau này.
Duy trì được mối quan hệ đó không phải là việc đơn giản, nhất là khi con cái
bước vào tuổi thiếu niên, lứa tuổi mà người ta gọi là tuổi “khủng hoảng”, “bất
trị”, “nổi loạn”, “khó dạy”.

Khoảng cách giữa các thế hệ là khách quan và khó có thể xóa đi. Nhưng

nếu không rút ngắn khoảng cách, sẽ rất có hại trong việc hình thành nhân
cách trẻ em như đã phân tích ở trên. Điều này đòi hỏi các bậc cha mẹ phải tự
học hỏi, bổ sung kiến thức mới để hiểu được các con mình, từ đó có nội dung
và phương pháp giáo dục phù hợp cho con.

Đặc trưng tính cách của cha mẹ

Do tính cách và phẩm chất giới khác nhau nên cha và mẹ có cách dạy dỗ

và tác động đến con rất khác nhau. Người cha thường có tính gia trưởng nên
hay nghiêm khắc, thậm chí sử dụng quyền uy; người mẹ tính dịu dàng nên
dạy con bằng sự từ ái, yêu thương. Nhiều gia đình đã khéo léo kết hợp “cha
nghiêm, mẹ từ” để dạy con. Để đạt hiệu quả giáo dục cao, người cha phải
nghiêm mà từ, người mẹ phải từ mà nghiêm, thì trẻ sẽ nghe lời với tình cảm
kính trọng cha mẹ mà không làm cho trẻ quá sợ hãi hoặc khinh nhờn. Người
cha chủ yếu giáo dục con về đạo đức, lao động, định hướng nghề nghiệp vì
tâm lý thường là “đàn ông chỉ lo việc lớn”, còn người mẹ có ưu thế hơn về
việc hướng dẫn những chuyện nhỏ nhặt, tỉ mẩn, đặc biệt giáo dục cho con gái.
Chính vì thế mà người xưa có câu “Mẹ dạy con khéo, cha dạy con khôn”. Đây
chính là sự phân công ngầm giữa cha và mẹ.

Trình độ học vấn của cha mẹ

48

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.