Trình độ học vấn của cha mẹ là một yếu tố quan trọng, tác động mạnh đến
vai trò giáo dục con của cha mẹ, xét về hai mặt:
Tấm gương nhân cách cho trẻ noi theo (học vấn có ảnh hưởng tới nhân cách).
Khả năng dạy dỗ (xét về khả năng tổ chức giáo dục cho con và khả năng tự
mình dạy con).
Nhìn chung, những cha mẹ có trình độ học vấn cao thường chú ý chăm
sóc, dạy dỗ con hơn những cha mẹ có trình độ học vấn thấp.
Trình độ học vấn thấp làm hạn chế việc giáo dục con và khó kèm cặp con
học. Những gia đình có cha mẹ học cao rất chú trọng dùng lời lẽ lý giải cho
con cái hiểu yêu cầu về những phẩm chất đạo đức nào đó, còn những cha mẹ
có học vấn thấp ít chú ý giảng giải, nêu nguyên nhân vì sao cần một số phẩm
chất đó. Nhằm đề cao kỷ luật rèn con cái vào khuôn khổ, cha mẹ có học vấn
cao, khi cho phép con hoặc ngăn cấm một hành vi nào đó, thường xoay quanh
mục đích của hành vi và đặt câu hỏi “để làm gì?”. Trong khi đó, các bậc cha
mẹ có học vấn thấp hay dựa vào hậu quả của hành vi hơn và thường cấm đoán
con. Một bên, cha mẹ học cao có khuynh hướng kiên nhẫn giảng giải để con
nhận ra lỗi lầm; khoan dung với những kích động và cơn giận bộc phát của trẻ
hơn; khen thưởng nhiều hơn. Bên kia, cha mẹ ít học thường dùng roi vọt,
mệnh lệnh và trừng phạt.
Trình độ học vấn còn ảnh hưởng đến uy tín của cha mẹ đối với con cái.
Nếu như trước đây uy tín của cha mẹ được tạo nên và duy trì nhờ vốn sống
dồi dào, kinh nghiệm xã hội phong phú, thì ngày nay kinh nghiệm của họ
nhiều khi không thích hợp với hoàn cảnh xã hội hiện tại, nhất là trong thời đại
bùng nổ thông tin. Nếu không được bổ sung thường xuyên những kiến thức
mới, thì kinh nghiệm của cha mẹ dễ trở nên lạc hậu, không còn đáng tin cậy.
Cha mẹ học vấn thấp không chỉ bất lực trong việc theo dõi, kèm cặp, hướng
dẫn việc học tập cho con mà còn có thể bị con cái coi thường trong nhiều mặt
của cuộc sống, “Ồ, cha mẹ thì hiểu biết gì mấy chuyện đó đâu mà nói”.
Việc đó đòi hỏi cha mẹ phải thích ứng với hoàn cảnh mới để không ngừng
trau dồi kiến thức về mọi mặt, và ở mức độ nào đó, nhạy bén với cái mới,
thậm chí tiếp thu sự “giáo dục ngược” của con cái, thừa nhận con cái là người
giúp mình tiếp cận những trào lưu văn hóa mới. Nếu cứ khư khư giữ tư tưởng
bảo thủ, không chịu cập nhật kiến thức, cha mẹ sẽ ngày càng lạc hậu, không
còn là tấm gương đáng học hỏi trong lòng con cái, từ đó ảnh hưởng đến việc
giáo dục và định hướng cuộc sống cho con. Và nếu cha mẹ không thường
xuyên bổ sung kiến thức cho mình thì sẽ không thể đánh giá được đúng khả
năng, tâm sinh lý, sở thích của từng đứa con ở từng độ tuổi để tâm sự, khuyên
bảo chúng được.
Rất tiếc, không phải người cha, người mẹ nào cũng nhận thức được và
đánh giá đúng mức yêu cầu này để thực hiện tốt vai trò dẫn dắt của con cái.
Nghề nghiệp của cha mẹ
Nghề nghiệp của cha mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới vai trò giáo dục
con cái. Cha mẹ làm nghề nông thường ít có thời gian dành cho con cái nên
hạn chế trong việc dạy dỗ con cái so với các gia đình trí thức hay công nhân
viên chức. Họ không thể chỉ bảo con một cách đầy đủ về các đức tính, các
phẩm chất cần thiết cho con, không thể theo dõi uốn nắn kịp thời những hành
49