KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 52

pháp giáo dục, phát huy tốt vai trò, khả năng, mặt mạnh, mặt yếu của từng
người, thì sẽ giáo dục trẻ rất hiệu quả.

Ông bà sống cùng với con cháu, hay ở gần, sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc

giáo dục trẻ nhỏ, uốn nắn tư cách đạo đức cho trẻ lớn. Người già, mặc dù có
vài quan điểm cũ kỹ, kiến thức không còn phù hợp, nhưng nhờ tích lũy được
nhiều vốn sống nên các kinh nghiệm làm việc, ứng xử, giáo dục… đều rất có
ích cho trẻ. Đặc biệt, ông bà sẽ đóng vai trò “trung gian hòa giải” khi các cặp
vợ chồng, nhất là vợ chồng trẻ xảy ra mâu thuẫn do thiếu kinh nghiệm xây
dựng gia đình. Ông bà cũng có thể khéo léo góp ý về nội dung và phương
pháp giáo dục cho các bậc cha mẹ, tháo gỡ những điểm vướng mắc để gắn kết
cha mẹ và con cái. Đối với các cháu, ông bà không chỉ giúp đỡ việc chăm sóc,
ăn uống vui chơi mà những lời khuyên răn của ông bà về cách cư xử, đối xử
trong các quan hệ xã hội rất hữu ích và được coi trọng. Ông bà, nếu có trình
độ văn hóa, còn có thể giúp các cháu học tập, đôn đốc, kiểm tra kết quả học
tập khi cha mẹ bận công việc làm ăn.

Trong gia đình đông con, hoặc ít nhất có hai đứa con, thì tác động ảnh

hưởng của chúng với nhau cũng quan trọng trong việc hình thành phát triển
nhân cách của mỗi cá nhân. Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể sẽ nảy sinh
trong quan hệ anh chị em sống trong một gia đình. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu
ý tính ganh đua, hay bắt chước của các con trong nhà. Tính gương mẫu của
anh chị lớn, sự quan tâm giúp đỡ động viên các em nhỏ có tác động hữu ích
làm các em mến phục, nghe lời. Đặc biệt là tình yêu, mối quan hệ bình đẳng,
sự cảm thông, thấu hiểu, cùng nhau san sẻ niềm vui, nỗi buồn lúc khó khăn
của anh chị em trong nhà sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc hình thành và phát triển
nhân cách cá nhân theo hướng tiến bộ, tích cực.

Nhà trường - xã hội

Tác động của các thiết chế xã hội khác (nhà trường, đoàn thể, nhà nước,

cộng đồng, làng xóm…) hỗ trợ cho các gia đình, các bậc cha mẹ trong việc
hình thành nhân cách trẻ em là rất lớn.

Nhà trường, tuy khác gia đình về nội dung, phương pháp, lượng thời gian

dạy trẻ, nhưng có cùng một mục tiêu giáo dục là đào tạo ra những con người
đầy đủ đức tài. Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường là rất cần thiết, tạo
thành vòng tròn khép kín để giáo dục trẻ được chu đáo, toàn diện. Nhà trường
giúp các em học chữ, tiếp thu tri thức văn hóa tổng hợp, điều mà cha mẹ
không thể làm được một cách liên tục, có hệ thống. Nhà trường cũng là nơi
trẻ được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè. Sống trong sự tương tác với tập thể, trẻ
sẽ được xã hội hóa, trưởng thành hơn. Những hình thức tương tác giữa nhà
trường và cha mẹ như sổ liên lạc, họp phụ huynh… rất có tác dụng nếu các
bậc cha mẹ quan tâm tới việc học tập, rèn luyện của con mình. Giáo dục trẻ
em thành người tốt là trách nhiệm của gia đình, nhà trường. Mỗi nơi có một
vai trò khác nhau trong việc dạy trẻ. Sự kết hợp giữa vai trò của nhà trường và
của các bậc cha mẹ sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao.

Các yếu tố như đã phân tích ở trên đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc thực

hiện vai trò của cha mẹ tới việc hình thành nhân cách trẻ em. Để làm tốt vai
trò của mình, các bậc cha mẹ phải biết kết hợp những ảnh hưởng tốt, khắc
phục những ảnh hưởng xấu của các yếu tố đó.

51

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.