KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 78

có ý muốn khám phá cảm xúc, hình thành kinh nghiệm. Ở tuổi này, nên cho
trẻ chơi soi gương và hướng dẫn cảm xúc tình cảm đối với bản thân trẻ.

Chê trách hoặc không đồng ý một cách cực đoan ở tuổi này sẽ làm cho trẻ

đau đớn và thấm sâu vào cảm xúc, làm trẻ buồn nản và cảm xúc ấy có thể
theo trẻ suốt đời.

Khen ngợi hành vi tốt là một kỹ năng giáo dục cảm xúc, nhờ đó mà trẻ bỏ

được tính xấu, học được tính tốt.

Cần hiểu rằng ở tuổi này, trẻ rất khó kiềm chế cảm xúc, nhất là khi phải

làm một việc mà trẻ không thích. Nếu người lớn bắt ép, trẻ chỉ làm qua loa
cho xong chuyện. Vì thế, người giáo dục trẻ cần có kỹ năng “kiên trì-vui vẻ”,
nhắc trẻ làm xong phần việc theo yêu cầu đã được người lớn đặt ra, để tập cho
trẻ cảm xúc kiên trì.

Kỹ năng giáo dục cảm xúc ở trẻ 3-5 tuổi

➦ KỸ NĂNG GIÁO DỤC CẢM XÚC NHÓM Ở TRẺ

Trẻ 3-4 tuổi có cảm xúc thông qua người khác, học ở người khác để điều

chỉnh mình. Trẻ thích chơi với các nhóm bạn bè trong các trò chơi chung. Trẻ
đối chiếu cảm xúc của mình thông qua so sánh với các bạn, rồi từ đó điều
chỉnh hành vi, cảm xúc để phục vụ cho mục đích chơi chung. Giai đoạn này
không để trẻ sống tách biệt bạn bè, không để trẻ tự cho mình quyền sở hữu đồ
chơi chung, nếu không, sẽ tạo ra cảm xúc ích kỷ, hẹp hòi, kiêu ngạo…

➦ KỸ NĂNG GIÁO DỤC QUY TẮC SONG SONG

Ở tuổi này, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, cọ xát với thế giới

đồ vật, cho trẻ tập lao động, dần dần trẻ mới nhận ra sự khác nhau giữa ý
muốn của mình, của người khác và sự vật, giúp trẻ nhận biết thuộc tính của sự
vật và cá tính của con người không phụ thuộc vào cảm xúc của mình. Việc
vui chơi với nhiều bạn bè sẽ giúp trẻ phát hiện ra những quy tắc sống chung,
hình thành kỹ năng sống.

Trước 3 tuổi, cảm xúc của trẻ hướng theo bản năng, muốn làm theo ý

mình như giành đồ chơi, cắn bạn, đánh trả người lớn… Dần dần, cảm xúc của
trẻ biến đổi và thay đổi hành vi, nhờ đó xuất hiện cảm xúc cao hơn, đó là cảm
xúc động cơ. Kỹ năng giáo dục cảm xúc động cơ là kỹ năng tạo ra nhận thức
cho trẻ trước khi trẻ hành động để đạt được mục đích đã đặt ra.

➦ CẢM XÚC XÚC ĐỘNG Ở TRẺ

Trẻ 4-5 tuổi bắt đầu thử cảm xúc mới thông qua kinh nghiệm sẵn có của

mình để thu nhận những kết quả mới. Nhưng cảm xúc đó chỉ có khi trẻ tiếp
cận bề ngoài sự vật, chưa tự tạo ra cảm xúc mới (cảm xúc sáng tạo). Do đó,
cần có kỹ năng giáo dục cảm xúc cho trẻ thông qua hình tượng thay cho suy
luận như cho trẻ đi chơi, đi dạo, quan sát đồ vật vận động (như xe ôtô chạy
bằng dây cót, pin…), tham gia vui chơi vận động, xem tranh, nghe hát…

Ở tuổi này, trẻ có cảm xúc đồng cảm, dễ xúc động đối với con người và

cảnh vật xung quanh, với người thân như cha mẹ, anh chị em, bạn bè… Trẻ
thể hiện cảm xúc qua sự quan tâm an ủi, chẳng hạn như cha mẹ ốm, trẻ tỏ thái
độ buồn bã, muốn cha mẹ nhanh khỏi bệnh. Thời gian này, cần cho trẻ tiếp
xúc với trẻ em nghèo, các bé bất hạnh…, giúp trẻ hình thành cảm xúc nhân

77

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.