cho trẻ dễ nhìn đến khó nhìn để tạo phản xạ thị giác.
Tập đứng dậy là bước chuyển tiếp quan trọng. Người lớn cần có kỹ năng
giúp trẻ tập đứng, đặc biệt là đôi chân của trẻ, trẻ dễ trở thành đi vòng kiềng
sau này nếu việc tập đứng cho trẻ không được chú trọng. Cho trẻ tập đứng,
đồng thời nắn chân nhẹ nhàng, thẳng đẹp là công việc quan trọng đối với việc
tập đứng trong giai đoạn này.
Nắm đồ vật cũng là những hoạt động của trẻ với những thao tác đơn giản
như cầm lấy rồi buông ra, đẩy đồ vật ra hay xích lại gần. Chọn đồ chơi cho trẻ
lúc này là cần thiết, ví dụ cho trẻ chơi con lật đật.
➦ QUAN SÁT LÀ BƯỚC THỂ HIỆN CẢM XÚC Ở TRẺ
Giai đoạn tiếp theo là trẻ quan sát đồ vật, nhất là khi thả, ném đồ vật, trẻ
theo dõi xem đồ vật đến vị trí nào và tập chú ý ghi nhận vị trí đồ vật. Đến 1
tuổi, trẻ phân biệt được không gian và có thể điều khiển, điều chỉnh cử động
của tay một cách tương đối chính xác. Thời gian này, cần chọn các đồ vật cho
trẻ cầm nắm vừa tay và có nhiều hình dạng để trẻ tập mở ngón tay một cách
khéo léo sau này.
Kỹ năng giáo dục cảm xúc ở trẻ 1-3 tuổi
➦ CẢM XÚC MỚI LẠ Ở TRẺ
Trẻ 1-3 tuổi đã bắt đầu có cảm xúc với các đồ vật, mạnh dạn hơn, có nhiều
sáng kiến hơn và có xu hướng chuyển cảm xúc thành ngôn ngữ. Ở tuổi này,
trẻ có thể rất thích thú một cái gì đó đem lại cho trẻ cảm xúc mới lạ, nhưng
cũng dễ dàng chán nó. Trẻ cũng thường không làm được mọi việc đến nơi đến
chốn, ví dụ đang chơi say mê cái này nhưng thấy cái khác thì trẻ bỏ cái này để
chơi cái khác mà không nhớ đến cái đang chơi.
Cảm xúc của trẻ lúc này là chờ sự âu yếm, khen ngợi nhẹ nhàng và rất sợ
khi người lớn tỏ ra không bằng lòng. Trẻ biết bộc lộ cảm xúc thân thiện khi
trẻ muốn chia sẻ và muốn mọi người chú ý đến một số hành động mà trẻ
thích. Trẻ cũng bị lây cảm xúc của người khác. Lời khen ngợi của cha mẹ,
người lớn là nguồn tạo dựng cảm xúc tích cực quan trọng, làm cho cảm xúc
của trẻ phát triển từ cảm xúc thô sơ thành cảm xúc tự hào. Nhờ đó, trẻ có
được thói quen làm việc tốt để được khen ngợi. Cùng với cảm xúc tự hào, ở
trẻ còn xuất hiện cảm xúc xấu hổ. Trẻ cảm thấy xấu hổ mỗi khi hành động của
mình không được người lớn hưởng ứng hoặc nét mặt người lớn lạnh lùng hay
chê trách. Đây là điểm quan trọng trong kỹ năng giáo dục trẻ, giúp trẻ phát
triển cảm xúc tình cảm tự hào và xấu hổ, thúc đẩy trẻ tạo dựng hành vi tốt.
Trong giai đoạn này, trẻ rất khó kiềm chế cảm xúc bản năng nếu không
được thỏa mãn một nhu cầu nào đó và khó bắt trẻ làm điều mà trẻ không
muốn cho dù đó là hành động quen thuộc trẻ vẫn hay làm.
➦ TỰ Ý THỨC LÀ BƯỚC NGOẶT CỦA CẢM XÚC
Ở tuổi lên 3, trẻ bắt đầu tự ý thức. Lúc này, trẻ có cảm xúc về mình là một
con người độc lập, hiểu phần nào về cơ thể mình. Trẻ tự tập cảm xúc trên mọi
bộ phận cơ thể: mắt, mũi, chân, tay… và cả những đặc điểm giới tính. Trẻ tự
kéo tai, bịt mắt, bẻ ngón tay, ngón chân… một cách rất thích thú. Hoạt động
tự tìm hiểu như vậy là do cảm xúc bên trong của trẻ đã xuất hiện làm cho trẻ
76