KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 76

động. Tuy nhiên, trẻ cũng phát tín hiệu qua cảm xúc như khóc, vặn mình, cọ
quậy chân tay…, nhờ đó mà mẹ nhận ra và đáp ứng được nhu cầu của trẻ như
cho bú, thay tã, ôm ấp, vỗ về, tạo ra cảm xúc cho trẻ. Vì thế, kỹ năng chăm
sóc trẻ cũng là kỹ năng truyền đạt cảm xúc thông qua kỹ năng bế bồng, nằm
nôi, nằm võng và nựng nịu trẻ.

Cảm xúc gắn bó mẹ con là cơ sở tạo ra sự phát triển cảm xúc với những

người xung quanh. Đến tháng thứ 2, cảm xúc của trẻ đã biểu lộ bằng cách
mỉm cười tỏ ra vui mừng khi có ai đó đến với trẻ, buồn bã khi người đó đi
mất, rồi lại tìm chơi với người khác. Điều đó cho thấy trẻ đón nhận cảm xúc
và sản sinh ra cảm xúc ngay từ thời kỳ sơ sinh. Người chăm sóc trẻ không chỉ
là “nuôi dưỡng” mà còn là “nhà giáo dục cảm xúc” cho trẻ sơ sinh.

Kỹ năng giáo dục cảm xúc ở trẻ 2-12 tháng tuổi

➦ KỸ NĂNG LÀM QUEN VỚI TRẺ

Ở thời kỳ mới sinh, trẻ chưa nhận diện được đồ vật, cảm xúc của trẻ chủ

yếu là thụ động; nhưng đến tháng thứ 6, ở trẻ xuất hiện cảm xúc: sợ người lạ.
Vì vậy, việc tiếp xúc với trẻ ở giai đoạn này phải có kỹ năng làm quen với trẻ,
tiếp xúc từ từ giúp trẻ quen dần.

➦ KỸ NĂNG PHÁN ĐOÁN

Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc. Trong

những ngày đầu mới sinh, trẻ chỉ có phản ứng cảm xúc thô sơ khi có một nhu
cầu nào đó được thỏa mãn hoặc không được thỏa mãn. Dần dần, cảm xúc ấy
được rõ nét, trẻ biết sử dụng một số dấu hiệu khác nhau để yêu cầu điều này,
điều khác hoặc tỏ ra khó chịu, sợ hãi hay vui vẻ. Thời điểm này, cha mẹ, ông
bà, người lớn cần có kỹ năng phán đoán các nhu cầu của trẻ, không để trẻ
xuất hiện cảm xúc tiêu cực và cần có sự thương yêu sâu sắc để sự rung động
tích cực đến với trẻ. Sự giáo dưỡng cảm xúc và kỹ năng thể hiện tình thương
yêu được thể hiện qua ánh mắt dịu hiền, hơi thở nhẹ, bàn tay mềm mại, tinh
thần vô tư …

➦ CƠ HỘI TẠO KỸ NĂNG CẢM XÚC Ở TRẺ

Cùng với việc phát triển cảm xúc, trẻ xuất hiện nhu cầu cầm nắm, sờ mó

các đồ vật. Lúc này, kỹ năng sử dụng đồ vật để xây dựng cảm xúc cho trẻ rất
quan trọng. Người lớn chọn và đặt vị trí các đồ vật hợp lý để trẻ có thể tiếp
cận tự nhiên và tự do. Trẻ cũng có thể xuất hiện yêu cầu xử lý một số hành
động đối với đồ vật như mở nắp hộp, khều quả bóng dưới gầm tủ, gầm
giường, lấy vật gì đó ở trên cao. Người lớn phải nắm lấy cơ hội này để rèn
cho trẻ kỹ năng vượt lên bản thân của trẻ.

➦ BẮT CHƯỚC LÀ HÀNH VI CÓ CẢM XÚC TỪ BÊN NGOÀI

Từ thụ động vui chơi, trẻ bắt đầu bắt chước hành động của người lớn. Trẻ

thường chăm chú theo dõi cử chỉ, nét mặt, việc làm của người lớn và bắt
chước những hành động ấy. Vì vậy, người lớn lúc này trở thành cô giáo, thầy
giáo trong hành động trước mặt trẻ để truyền cảm xúc hoàn thiện, tích cực,
chân thực cho trẻ.

Bò là vận động đầu tiên xuất hiện khi trẻ muốn vươn tới các đồ vật. Cha

mẹ nên tập cho trẻ bò bằng cách tạo khoảng cách từ gần tới xa, từ để đồ vật

75

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.