KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 74

cũng lăn xuống theo. Khi hỏi trẻ tại sao lại làm vậy, trẻ sẽ trả lời: “Cháu thấy
nó giống cái bập bênh, cứ ấn đầu bên này lên thì bên kia xuống”.

Tư duy trực quan hình ảnh phát triển do trẻ hành động lặp lại với đồ vật

nhiều lần, dần dần nhập tâm thành biểu tượng trong đầu. Trong trò chơi đóng
vai, trẻ biết dùng vật này thay thế cho vật khác và hành động với vật thay thế
y như vật thật, đó là hành động mang tính ký hiệu tượng trưng, hành động rút
gọn, là cơ sở để phát triển tư duy trực quan hình ảnh. Tư duy của trẻ mang
tính trực quan hình tượng nên trẻ khó giải được bài toán dưới hình thức trừu
tượng, ví dụ khó giải bài toán 2+3 nếu không được nhìn sự vật cụ thể (hai quả
táo, hai bông hoa…).

Giữa thời kì mẫu giáo, trẻ phát triển mạnh khả năng ký hiệu hóa, từ đó

xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ. Thực chất, nó vẫn thuộc kiểu tư duy
trực quan hình tượng nhưng khái quát hơn và là một bước trung gian để
chuyển sang tư duy trừu tượng. Trẻ em ở cuối tuổi mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo
lớn có khả năng hiểu một cách dễ dàng và nhanh chóng cách biểu diễn sơ đồ
và sử dụng hiệu quả những sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật. Chẳng hạn, trẻ có thể
nhìn vào sơ đồ tìm ra một địa chỉ nào đó mà không lấy gì làm khó khăn (tức
là đọc được sơ đồ hay giải mã) hoặc để chỉ đường đi đến một nơi nào đó, trẻ
chỉ cần vẽ một số vạch chủ yếu, tức là trẻ đã nắm được kỹ năng sơ đồ hóa (ký
mã), ví dụ các bài tập về tìm đường đi ngắn nhất để thỏ về đến nhà dưới dạng
sơ đồ; xác định vị trí và phương hướng của các đồ vật với nhau …

➦ TƯỞNG TƯỢNG

Ở lứa tuổi này, quá trình tưởng tượng phát triển rất mạnh thể hiện trong trò

chơi, trong các bức vẽ, trong các câu chuyện “bịa” của trẻ. Các trò chơi phân
vai theo chủ đề giúp trẻ tưởng tượng ra nhiều nhân vật đặc sắc. Tưởng tượng
của trẻ đầu tuổi mẫu giáo mang tính tái tạo và gắn liền với hoàn cảnh đang tri
giác (khi cưỡi lên gậy, trẻ tưởng tượng mình là một kỵ sĩ và gậy là con ngựa.
Trẻ không thể tưởng tượng ra hành động cưỡi ngựa khi không dùng gậy để
thay thế cho con ngựa, và cũng không thể xem cái gậy thành con ngựa khi
không hành động với cái gậy.

Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo chủ yếu là không chủ định. Những gì làm

trẻ xúc động mạnh sẽ trở thành đối tượng của tưởng tượng. Do ảnh hưởng của
trò chơi, trẻ thích “sáng tác” những truyện cổ tích. Nhiều trẻ “sáng tác” mà
chưa biết truyện của mình sẽ nói về cái gì. Tưởng tượng có chủ định hình
thành ở mẫu giáo lớn trong quá trình phát triển các dạng hoạt động sáng tạo
(khi trẻ vẽ, nặn, thiết kế trong xây dựng và kể chuyện). Tưởng tượng của trẻ
tiến dần đến chỗ nhập tâm (tưởng tượng bên trong). Trong trò chơi, từ hành
động với vật thật đến hành động với vật thay thế, dần dần trẻ có khả năng
hành động với vật không có trên thực tế (hành động trong tưởng tượng).

Lưu ý

Nên thường xuyên đọc sách báo hoặc kể chuyện cho trẻ nghe để rèn luyện

các đặc điểm nhận thức của trẻ như: chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Hạn
chế trẻ xem ti vi, vì càng xem ti vi nhiều, tư duy, tưởng tượng, tình cảm của
trẻ càng hạn chế.

73

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.